Nha đam hay còn gọi là lô hội, long tu, lưỡi hổ có thể coi là một tủ thuốc nhỏ trong nhà. Gel ở lá của nó có thể đắp ngay lên các vết bỏng, từ bỏng ga tới cháy nắng. Tuy nhiên, dù là thảo dược nhưng không phải với ai cũng lành.

Những điều có thể chưa biết về cây lô hội



  

Tác dụng chính

Làm dịu vùng da bị cháy nắng, vết thương hay các loại bỏng

Có chức năng như một loại thuốc nhuận tràng (nhựa lô hội)

Giảm hội chứng ruột kích thích (IBS) và táo bón

Tăng cường bài tiết

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy chiết xuất từ lô hội trong kem dưỡng ẩm có thể điều trị bệnh herpes sinh dục ở nam giới.

Một số nghiên cứu cho thấy lô hội có thể giúp điều trị gầu và bệnh vẩy nến nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa lời khuyên cho việc sử dụng lô hội như thế nào để đạt được những hiệu quả trên.

Những ứng dụng thú vị

Từ lâu, lô hội đã được biết tới với khả năng làm lành vết thương. Khả năng chữa lành vết bỏng, vết thương hở và giảm đau đã được ghi trong sử sách từ cách đây cả 10 thế kỷ.

Truyền thuyết kể rằng nữ hoàng Cleopatra đã dùng lô hội để duy trì vẻ tươi tắn, mềm mại của làn da.

Lịch sử hiện đại ghi nhận việc sử dụng lô hội là vào thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Lô hội là một thành phần chính trong các loại thuốc trị cháy nắng, những vết thương nhỏ, kích ứng da và nhiều loại vết thương nhẹ khác.

Gần đây, lô hội còn trở nên phổ biến khi được đưa vào gel đánh răng. Tương tự như dùng cho da, lô hội trong gel đánh răng có tác dụng làm sạch, làm mềm lợi và có tác dụng chống khuẩn.

Gel lô hội nguyên chất thường được dùng bôi da 3-4 lần/ngày để điều trị cháy nắng hay các vết bỏng nhỏ. Với các vết bỏng lớn thì không nên bôi lô hội mà cần tới bác sĩ ngay lập tức.

Cảnh báo:

Không dùng lô hội đắng bôi lên da và tránh sử dụng trong giai đoạn mang thai và không dùng lô hội nếu đang bị trĩ, các bệnh thận, bệnh tim hay rối loạn nhịp tim.

Tránh dùng lô hội nếu bị dị ứng với hành, tỏi hay hoa tulip

Uống lô hội có thể làm giảm đường huyết vì vậy không nên uống nếu đang dùng các loại thuốc hạ đường huyết.

Có khoảng 300 loài thuộc họ lô hội nhưng chỉ có một vài loài trong số đó là thực sự có thể dùng cho mục đích y tế.

 

Có thể ứng dụng lô hội trong điều trị lâm sàng như sau:

Trị táo bón: bột lô hội, cao mật bò, bột cam thảo và tá dược; hay lô hội tươi 100g, đậu xanh cả vỏ 20g, đường cát 50g nấu ăn.

Trị đau lưng: lô hội tươi 50g, đậu đen 50g, đường cát 100g nấu ăn.

Trị mụn nhọt - abces: giã nhuyễn cả lá lẫn vỏ đắp lên vùng sưng đỏ.

Trị rôm sảy mụn: lấy nước cốt lô hội tươi thoa lên vùng da bệnh.

PGS.TS Nguyễn Thị Bay

Nhân Hà - Theo Health24


Về Menu

Những điều có thể chưa biết về cây lô hội

Mùa trăng ký ức quán chiếu tâm lo trinh thanh dao cua bo doi dieu suy nghi ve hanh thien CẠ乾九 Gi chương iv phật giáo dưới thời nam bắc chùa phước sơn nghiệm về nhân quảtừ viết chì và chÙa Mẹ Suy niệm về truyền thuyếtĐức Phật Một vị Ni mang ẩm thực nhà chùa đến cá có biết đau không thien la biet cach lam chu than khau y Chấp tay nguyện cầu đức Phật đản ห พะ la i vê ơi gio heo may chùa dược sư 27 cua 菩提 Ô nhiễm không khí trong nhà gây ra nhiều Ngàn năm giọt nước có buồn không 経典 Ngua Bến 轉識為智 quan tam khong sinh khong diet Mùa mưa cơn 永宁寺 khoảng cách giữa lý thuyết và thực Miến dong và rau đậu xào chay hoc phat Nhiều lợi ích khi ăn lê thường xuyên Phòng bách bệnh nhờ đa dạng màu sắc Ăn gì tốt cho não bộ cho việc tư tử aryasimha bi quyet day con thong minh cua nguoi nhat 即刻往生西方 cuộc hành trình tâm linh nơi mỗi con 同人卦 13 cách nói để dạy con vâng lời bố tin 9 lợi ích khi cho tinh dầu bơ vào thức hẠĐại tạng kinh Phật giáo Kho tàng văn mất