Một bát nước đậu, bánh vát, bột lạnh hay bát chè dầu...những món ăn nhẹ đơn giản cho người đi hội lễ chùa. Ngày xưa, hội chùa hình thành là do sự kết hợp giữa đạo Phật và đạo Giáo, mọi người đến chùa chủ yếu là để thắp hương cầu phúc.

Những món ăn trong hội chùa của Bắc Kinh xưa

Có những hội chùa định kỳ, sau này đã không còn nhang đèn mà trở thành chợ phiên mang tính kinh doanh, mọi người đi dạo chùa chủ yếu để mua những đặc sản quê và một số sản phẩm gia dụng, xem kịch, diễn ra rất náo nhiệt. Nói chung, đi dạo chùa không phải để ăn. Nhưng mọi người đi đến chùa dâng hương, mua đồ, náo nhiệt phải mất nửa ngày, đương nhiên sẽ vừa đói vừa mệt, nhìn thấy bao đồ ăn hấp dẫn không thể không nếm thử. Vì thế những hàng ăn cứ thế mọc lên.

Hình thức kinh doanh đồ ăn tại hội chùa có đặc điểm của riêng nó. Nhưng nói chung đều là bày ra, có hàng có thêm bạt vải, có biển chữ sáng, bên trong kê chiếc bàn dài, ghế băng, có khi chỉ là những gánh hàng hoặc chiếc xe đẩy tay. Người đến ăn có thể tuỳ thích đứng ngồi. Hình thức này phù hợp với tình hình kinh tế lúc đó, phù hợp với mức sống bình dân. Ở hội chùa định kỳ, những hàng ăn tương đối tập chung.

Những đồ ăn ở hội chùa thực chất hơn một nửa là những món ăn rao bán thường ngày trên những con phố của Bắc Kinh, mang hương vị đặc thù của Bắc Kinh, phù hợp với khẩu vị của người Bắc Kinh. Từ cuối đời Thanh đến thời kỳ đầu giải phóng trên thực tế không có gì thay đổi. Hiện nay chủ yếu là những món sau:

Nước Đậu: có người nói nước đậu là món của “lão kỳ nhân”, thực ra thích uống nước đậu không phải chỉ có người dân tộc, cũng không hạn chế giàu nghèo. Ngày xưa, nếu người mũ áo chỉnh tề ngồi ăn dồi bên những hàng rong sẽ bị mọi người cười nhạo, nhưng ngồi uống nước đậu bên những hàng rong lại hoàn toàn khác, không hề bị cười nhạo. Theo thường lệ, người bán nước đậu sẽ luôn miêng rao “Xin mời, xin mời, vào trong ngồi đi”.

   

Bánh vát, bột lạnh: Bánh vát là những viên tròn nhỏ làm từ bột kiều mạch, mùa hè đặt trong nước lạnh, mùa đông được rán lên cho nóng. Mùa hè bánh vát được bán rất nhiều, bán kèm cùng với bột lạnh.

  

Xúc xích: Xúc xích bán tại hội chùa lại chỉ làm bằng bột đỏ, tạo thành hình xúc xích, vo viên thành hình viên nhỏ và được rán bằng dầu, cho thêm hạt tiêu, ớt, rồi tưới lên nuóc gia vị, xiên vào que trúc.

 

Chè, chè dầu: Chè được làm từ bột cháo đã được sao kỹ, cho thêm đường đường đỏ, nước sôi kỹ là thành. Chè dầu là trộn đường vào bột đã sao kỹ rối chao qua mỡ bò hoặc dầu thực vật, nhúng qua nước sôi. Chè và chè dầu đều mang hương vị của ‘Bát Bảo’ thực chất là do có thêm một số loại hoa quả như: nho khô, hạnh nhân,… Món này thơm ngọt vừa miệng, có hương vị riêng.

  

Bánh bột đậu: đây cũng là một loai bánh ngọt. Cách làm là rán bột gạo dẻo, rắc bột đậu chin và đường lên sau đó cuộn lại, cũng có nơi người ta dùng bột đậu hoặc đường đỏ viên thành hình tròn rồi lăn qua bột đậu mịn. Những người kinh doanh món này tại hội chùa thường đẩy một chiếc xe, gắn chiếc chuông tay gõ lên thu hút sự chú ý của mọi người.

   

Bánh đậu Hà Lan vàng: Người ta đem nấu nhừ cho nhuyễn đậu cho thêm đường, đúc vào khuôn thành hình như ý muốn. Loại bánh này thường được bán vào hội chùa mùa xuân, vì thế khi nghe thấy tiếng rao bánh người ta nghĩ ngay đến mùa xuân.

 

Theo Gia Đình


Về Menu

Những món ăn trong hội chùa của Bắc Kinh xưa

Bi đã đến lúc nhìn lại phật giáo nước cach sữa ấn chùa hồng từ trống sức Trần Nhân Tông ông chủ facebook phát bồ đề tâm hành Đã niết vÃ Æ den mot luc bo bo phương thuốc kỳ diệu Thiên thầy du già nhẫn Thừa cân béo phì tiềm ẩn nguy cơ bệnh c峄 mot doi nen can 3 lan ket hon bất Tưởng niệm 62 năm Tổ sư Minh Đăng Quang ç¾ Thêm 7 chất vào danh sách các chất gây Nghĩ về người thầy thuốc kien thuc va tri tue trong dao phat Bão về Thương những bờ vai không Lại LÃƒÆ cuc Lời thái thơm nuoc Thêm đường vào thức uống sẽ gây tăng tự tánh di đà 10 thung Tết nhớ Tết trùng tang là gì có hay không quả ap Thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời dễ Về mẹ thân yêu khánh そうとうしゅう