Một bát nước đậu, bánh vát, bột lạnh hay bát chè dầu...những món ăn nhẹ đơn giản cho người đi hội lễ chùa. Ngày xưa, hội chùa hình thành là do sự kết hợp giữa đạo Phật và đạo Giáo, mọi người đến chùa chủ yếu là để thắp hương cầu phúc.

Những món ăn trong hội chùa của Bắc Kinh xưa

Có những hội chùa định kỳ, sau này đã không còn nhang đèn mà trở thành chợ phiên mang tính kinh doanh, mọi người đi dạo chùa chủ yếu để mua những đặc sản quê và một số sản phẩm gia dụng, xem kịch, diễn ra rất náo nhiệt. Nói chung, đi dạo chùa không phải để ăn. Nhưng mọi người đi đến chùa dâng hương, mua đồ, náo nhiệt phải mất nửa ngày, đương nhiên sẽ vừa đói vừa mệt, nhìn thấy bao đồ ăn hấp dẫn không thể không nếm thử. Vì thế những hàng ăn cứ thế mọc lên.

Hình thức kinh doanh đồ ăn tại hội chùa có đặc điểm của riêng nó. Nhưng nói chung đều là bày ra, có hàng có thêm bạt vải, có biển chữ sáng, bên trong kê chiếc bàn dài, ghế băng, có khi chỉ là những gánh hàng hoặc chiếc xe đẩy tay. Người đến ăn có thể tuỳ thích đứng ngồi. Hình thức này phù hợp với tình hình kinh tế lúc đó, phù hợp với mức sống bình dân. Ở hội chùa định kỳ, những hàng ăn tương đối tập chung.

Những đồ ăn ở hội chùa thực chất hơn một nửa là những món ăn rao bán thường ngày trên những con phố của Bắc Kinh, mang hương vị đặc thù của Bắc Kinh, phù hợp với khẩu vị của người Bắc Kinh. Từ cuối đời Thanh đến thời kỳ đầu giải phóng trên thực tế không có gì thay đổi. Hiện nay chủ yếu là những món sau:

Nước Đậu: có người nói nước đậu là món của “lão kỳ nhân”, thực ra thích uống nước đậu không phải chỉ có người dân tộc, cũng không hạn chế giàu nghèo. Ngày xưa, nếu người mũ áo chỉnh tề ngồi ăn dồi bên những hàng rong sẽ bị mọi người cười nhạo, nhưng ngồi uống nước đậu bên những hàng rong lại hoàn toàn khác, không hề bị cười nhạo. Theo thường lệ, người bán nước đậu sẽ luôn miêng rao “Xin mời, xin mời, vào trong ngồi đi”.

   

Bánh vát, bột lạnh: Bánh vát là những viên tròn nhỏ làm từ bột kiều mạch, mùa hè đặt trong nước lạnh, mùa đông được rán lên cho nóng. Mùa hè bánh vát được bán rất nhiều, bán kèm cùng với bột lạnh.

  

Xúc xích: Xúc xích bán tại hội chùa lại chỉ làm bằng bột đỏ, tạo thành hình xúc xích, vo viên thành hình viên nhỏ và được rán bằng dầu, cho thêm hạt tiêu, ớt, rồi tưới lên nuóc gia vị, xiên vào que trúc.

 

Chè, chè dầu: Chè được làm từ bột cháo đã được sao kỹ, cho thêm đường đường đỏ, nước sôi kỹ là thành. Chè dầu là trộn đường vào bột đã sao kỹ rối chao qua mỡ bò hoặc dầu thực vật, nhúng qua nước sôi. Chè và chè dầu đều mang hương vị của ‘Bát Bảo’ thực chất là do có thêm một số loại hoa quả như: nho khô, hạnh nhân,… Món này thơm ngọt vừa miệng, có hương vị riêng.

  

Bánh bột đậu: đây cũng là một loai bánh ngọt. Cách làm là rán bột gạo dẻo, rắc bột đậu chin và đường lên sau đó cuộn lại, cũng có nơi người ta dùng bột đậu hoặc đường đỏ viên thành hình tròn rồi lăn qua bột đậu mịn. Những người kinh doanh món này tại hội chùa thường đẩy một chiếc xe, gắn chiếc chuông tay gõ lên thu hút sự chú ý của mọi người.

   

Bánh đậu Hà Lan vàng: Người ta đem nấu nhừ cho nhuyễn đậu cho thêm đường, đúc vào khuôn thành hình như ý muốn. Loại bánh này thường được bán vào hội chùa mùa xuân, vì thế khi nghe thấy tiếng rao bánh người ta nghĩ ngay đến mùa xuân.

 

Theo Gia Đình


Về Menu

Những món ăn trong hội chùa của Bắc Kinh xưa

惨重 phát hiểu biết là con đường dẫn đến thu 五痛五燒意思 4 chế độ ăn kiêng giúp giảm bệnh Cha mẹ làm gì để giúp điều trị những lời sám hối của con tới mẹ mot ky quan cua myanmar gs ngô bảo châu với chủ đề suy nghĩ 佛教标志和纳粹的区别 nhan su Mộc đi tìm 3 người thầy vĩ đại nhất Cách nhận biết rau củ quả an toàn trong 市町村別寺院数順位 tuà ก จกรรมทอดกฐ น 迴向 意思 二哥丰功效 皈依是什么意思 佛教書籍 精霊供養 Trần Nhân Tông Sở đắc giải thoát 蒋川鸣孔盈 佛教算中国传统文化吗 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Canh củ năng rong biển Khảo chứng mới về cuộc đời Lục 曹村村 Phật pháp tăng อ ตาต จอส 천태종 대구동대사 도산스님 pháp gioi 忍四 三乘總要悟無為 仏壇 おしゃれ 飾り方 toàn bộ đời sống của mình chỉ 佛教教學 cai hieu ve phat giao cua mot so nha tri thuc hien 文殊 hư không nhung loi khuyen de co cuoc song khoe manh clip Thái Bình Chùa Tây Khánh tưởng niệm Cỏ คนเก ยจคร าน 若我說天地 五観の偈 曹洞宗