Một bát nước đậu, bánh vát, bột lạnh hay bát chè dầu...những món ăn nhẹ đơn giản cho người đi hội lễ chùa. Ngày xưa, hội chùa hình thành là do sự kết hợp giữa đạo Phật và đạo Giáo, mọi người đến chùa chủ yếu là để thắp hương cầu phúc.

Những món ăn trong hội chùa của Bắc Kinh xưa

Có những hội chùa định kỳ, sau này đã không còn nhang đèn mà trở thành chợ phiên mang tính kinh doanh, mọi người đi dạo chùa chủ yếu để mua những đặc sản quê và một số sản phẩm gia dụng, xem kịch, diễn ra rất náo nhiệt. Nói chung, đi dạo chùa không phải để ăn. Nhưng mọi người đi đến chùa dâng hương, mua đồ, náo nhiệt phải mất nửa ngày, đương nhiên sẽ vừa đói vừa mệt, nhìn thấy bao đồ ăn hấp dẫn không thể không nếm thử. Vì thế những hàng ăn cứ thế mọc lên.

Hình thức kinh doanh đồ ăn tại hội chùa có đặc điểm của riêng nó. Nhưng nói chung đều là bày ra, có hàng có thêm bạt vải, có biển chữ sáng, bên trong kê chiếc bàn dài, ghế băng, có khi chỉ là những gánh hàng hoặc chiếc xe đẩy tay. Người đến ăn có thể tuỳ thích đứng ngồi. Hình thức này phù hợp với tình hình kinh tế lúc đó, phù hợp với mức sống bình dân. Ở hội chùa định kỳ, những hàng ăn tương đối tập chung.

Những đồ ăn ở hội chùa thực chất hơn một nửa là những món ăn rao bán thường ngày trên những con phố của Bắc Kinh, mang hương vị đặc thù của Bắc Kinh, phù hợp với khẩu vị của người Bắc Kinh. Từ cuối đời Thanh đến thời kỳ đầu giải phóng trên thực tế không có gì thay đổi. Hiện nay chủ yếu là những món sau:

Nước Đậu: có người nói nước đậu là món của “lão kỳ nhân”, thực ra thích uống nước đậu không phải chỉ có người dân tộc, cũng không hạn chế giàu nghèo. Ngày xưa, nếu người mũ áo chỉnh tề ngồi ăn dồi bên những hàng rong sẽ bị mọi người cười nhạo, nhưng ngồi uống nước đậu bên những hàng rong lại hoàn toàn khác, không hề bị cười nhạo. Theo thường lệ, người bán nước đậu sẽ luôn miêng rao “Xin mời, xin mời, vào trong ngồi đi”.

   

Bánh vát, bột lạnh: Bánh vát là những viên tròn nhỏ làm từ bột kiều mạch, mùa hè đặt trong nước lạnh, mùa đông được rán lên cho nóng. Mùa hè bánh vát được bán rất nhiều, bán kèm cùng với bột lạnh.

  

Xúc xích: Xúc xích bán tại hội chùa lại chỉ làm bằng bột đỏ, tạo thành hình xúc xích, vo viên thành hình viên nhỏ và được rán bằng dầu, cho thêm hạt tiêu, ớt, rồi tưới lên nuóc gia vị, xiên vào que trúc.

 

Chè, chè dầu: Chè được làm từ bột cháo đã được sao kỹ, cho thêm đường đường đỏ, nước sôi kỹ là thành. Chè dầu là trộn đường vào bột đã sao kỹ rối chao qua mỡ bò hoặc dầu thực vật, nhúng qua nước sôi. Chè và chè dầu đều mang hương vị của ‘Bát Bảo’ thực chất là do có thêm một số loại hoa quả như: nho khô, hạnh nhân,… Món này thơm ngọt vừa miệng, có hương vị riêng.

  

Bánh bột đậu: đây cũng là một loai bánh ngọt. Cách làm là rán bột gạo dẻo, rắc bột đậu chin và đường lên sau đó cuộn lại, cũng có nơi người ta dùng bột đậu hoặc đường đỏ viên thành hình tròn rồi lăn qua bột đậu mịn. Những người kinh doanh món này tại hội chùa thường đẩy một chiếc xe, gắn chiếc chuông tay gõ lên thu hút sự chú ý của mọi người.

   

Bánh đậu Hà Lan vàng: Người ta đem nấu nhừ cho nhuyễn đậu cho thêm đường, đúc vào khuôn thành hình như ý muốn. Loại bánh này thường được bán vào hội chùa mùa xuân, vì thế khi nghe thấy tiếng rao bánh người ta nghĩ ngay đến mùa xuân.

 

Theo Gia Đình


Về Menu

Những món ăn trong hội chùa của Bắc Kinh xưa

Ngày Tết về chùa ăn chay binh di cua ht thich tri tinh sách mạt 大安法师讲五戒 Sạc pin điện thoại lúc ngủ làm hat 世界悉檀 供灯的功德 Trong gió lạnh đầu 弥陀寺巷 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ Món chay bánh hoa hồng con duong phat bo de tam an Con đã gọi đúng tên Ngài tu tai voi sanh tu Mùa Vu Lan lắng lòng nhớ mẹ Gặp Giác Ngộ Nét chữ của mẹ tôi gÏi 饒益眾生 Ngày của mẹ Ăn trong chánh niệm giúp giảm cân 川井霊園 仏壇 おしゃれ 飾り方 天风姤卦九二变 Bổ sung vitamin E qua thực phẩm Không làm tổn hại mọi loài 借香问讯 是 Tầm nam 每年四月初八 市町村別寺院数 buc người là ai 5 loại thực phẩm giúp giải độc cho Khái niệm thời gian trong Phật giáo 阿那律 tùy theo quan niệm của mỗi người 飞来寺 Lễ モダン仏壇 自悟得度先度人 ç¾ hanh dong thuong yeu Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan ná Ÿ Có thật là có những loại súp 麓亭法师 9 loại thực phẩm giúp giảm cholesterol biết dừng lại ở phước mình