Lời Phật dạy
Những ngày nào thì Phật tử nên ăn chay?

Lời Phật dạy: “Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Phật tử không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống”

 Ăn chay trong chính niệm.



Chữ Chay nguyên âm là Trai, dịch từ Phạn âm Ô ba va sa tha (Upavasatha), có nghĩa là Thanh Tịnh và một nghĩa nữa là Thời thực. Thời thực là dùng bữa ăn trưa vào giờ Ngọ và Phi Thực là ăn trưa sau giờ Ngọ.

Theo quan niệm phổ thông của Phật tử Ðại thừa Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân vị (năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ - PV)

Sở dĩ phải như vậy vì việc dùng chay mang đến cho con người một sự thân tâm, thanh tịnh, tránh được nhiều bệnh tật trong cuộc sống hằng ngày .

Ngoài ra ăn chay tăng thêm phần công đức trên phương diện tiến tu qua lời dạy của Đức Phật là vì lòng thương xót chúng sinh; tránh ác báo của nghiệp sát và muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần.

Còn theo cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm, điều cần yếu là khi ăn phải từ nơi cơ bản thiết thực của nó. Không nên vì mê tín phi lý, vì háo danh muốn được tiếng khen mà ăn, hoặc sinh lòng kiêu mạn trở lại khinh người ăn mặn.

Theo đạo Phật có hai phương thức ăn chay là chay trường và chay kỳ. Đối với ăn chay trường là tự nguyện suốt đời dùng chất thanh đạm, không thọ dụng đồ huyết nhục. Còn ăn chay kỳ thì theo những ngày trong tháng, trong năm. Cụ thể là Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhất ngoạt trai, Tam ngoạt trai.
 
Theo đó Nhị trai là ăn chay mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm. Tứ trai là ăn bốn lần chay trong tháng, vào ngày mùng một, mùng tám, rằm, hăm ba (hoặc ba mươi, mùng một, mười bốn, rằm).

Nhất ngoạt trai là ăn chay luôn trong một tháng, vào tháng giêng, tháng bảy, hay tháng mười. Cách thức ăn chay như những ngày trên, đây chẳng qua là bước tập lần để đi đến trường trai mà thôi. 

Bởi ăn chay dù rằng hữu ích và hợp lý nhưng cũng tùy theo hoàn cảnh và căn cơ, không phải người Phật tử nào cũng có thể bỏ ăn mặn liền trong một lúc được. Vì muốn đạt mục đích trường trai, có người không y theo lệ trên, mỗi tháng tập ăn chay từ năm, mười, mười lăm ngày, lần lần cho đến trọn tháng. 

Lục trai là ăn chay trong các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (tháng thiếu 28, 29 - PV) còn Thập trai là ăn chay mười ngày trong mỗi tháng.

Các thuyết Lục trai, Thập trai và Tam ngoạt trai đều có điểm. Theo kinh Phạm Võng, đức Phật dạy không nên dùng ngũ tân gia vị vào thức ăn vì những thứ ấy làm cho thân thể hôi và dễ sanh các phiền não như ái dục, sân hận.

Như thế thì muốn cho sự tu phước thêm phần toàn vẹn, vào ngày Lục trai hay Thập trai, người Phật tử nên thọ trì Bát quan trai giới (tám giới phải giữ - PV), song phải ăn lạt và không dùng ngũ vị tân.

“Người Phật tử ăn chay đều nên tùy hoàn cảnh, khả năng tập lần, để tiến bước. Không nên ép xác cố ăn một cách quá kham khổ. Hãy chọn lựa thay đổi thường xuyên các món ăn thích hợp và vệ sinh” – lời khuyên của cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm.

Các ngày ăn chay

02 ngày:  Mùng 1 và rằm (15)
04 ngày:  Mùng 1, 14, 15 và 30
06 ngày:  Mùng 8, 14, 15, 23, 29 và 30
08 ngày:  Mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30. 
10 ngày:  1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30. 
01 tháng: Tháng giêng hoặc tháng 4 hoặc tháng 7 hoặc tháng 10. 
03 tháng: Tháng giêng, tháng 7 và tháng 10. 
04 tháng: Tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10. 
Trường trai: Ăn quanh năm suốt tháng 

  Bùi Hiền  

Về Menu

những ngày nào thì phật tử nên ăn chay? nhung ngay nao thi phat tu nen an chay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ï¾ å 空寂 有人願意加日我ㄧ起去 印手印 den bao gio tre em moi het phai chiu dung 西南卦 因地不真 果招迂曲 thiền 静坐 nẠトo 忉利天 念佛人多有福气 Thực hiện bộ phim tư liệu về ï½ 見如法師 Văn 佛說父母恩重難報經 thá ï¾ ï½ bông 機十心 心灵法门 ÐÐÐ Thở đi 赞观音文 寺院 Cha tôi Phật giáo 錫杖 止念清明 轉念花開 金剛經 Tuân thủ năm giới bình an cho chính Bánh bèo gạo lứt 一吸一呼 是生命的节奏 大乘方等经典有哪几部 若我說天地 普提本無 ha 同朋会運動 北海道 評論家 cuối MÃƒÆ 佛教的出世入世 淨空法師 李木源 著書 四重恩是哪四重 cu de van su tuy duyen khi di chua ngày å ç æžœ den mot luc กรรม รากศ พท vong