Giai đoạn đầu tiên mà người học Phật cần phải làm đó chính là quy y Tam Bảo Quy y Tam Bảo là thời khắc thiêng liêng để bạn chính thức được trở thành người Phật tử tại gia, được nương tựa vào ba ngôi báu của nhà Phật, được tiếp nhận cương lĩnh về cách sốn
Những quan niệm sai lầm về quy y Tam bảo

Giai đoạn đầu tiên mà người học Phật cần phải làm đó chính là quy y Tam Bảo. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có những ngộ nhận về quy y Tam Bảo một cách lệch lạc, không đúng Chánh pháp. Bài viết này sẽ giúp bạn có cách nhìn nhận đúng đắn về ý nghĩa, giá trị của việc quy y của nhà Phật  
Quy y Tam Bảo là thời khắc thiêng liêng để bạn chính thức được trở thành người Phật tử tại gia, được nương tựa vào ba ngôi báu của nhà Phật, được tiếp nhận cương lĩnh về cách sống đạo đức dựa theo năm giới mà Đức Phật truyền lại nhằm giúp bạn biết cách tự tạo ra và gìn giữ phước báu cho riêng mình, để cuộc sống trở nên an vui, bình an ở hiện tại và những kiếp sống về sau.

Quy y Tam Bảo là gì?

Quy y Tam Bảo nghĩa là trở về nương tựa với ba ngôi báo của đạo Phật: nương tựa Phật (chính là nương tựa vào sự trí tuệ giác ngộ), nương tựa Pháp (chính là nương tựa vào Tam Tạng giáo điển, những lời di huấn của Đức Phật để lại qua kinh sách), nương tựa Tăng ( chính là nương tựa vào sự hòa hợp, nương tựa vào tăng đoàn để có cách tu hành đúng với Chánh Pháp) để mang đến sự lợi lạc cho đời sống ở hiện tại.

Vì bạn đang sống trong sự vô minh, bị mê hoặc bởi ngũ dục, bị chúng lôi kéo để tạo tác nên những ác nghiệp, thân tâm bị ô trược trầm trọng do si mê. Để thoát khỏi điều này phải cần nương tựa vào ánh sáng trí tuệ của Đức Phật mới đủ sức mạnh phá tan sự mê muội này. Quy y chính là quay đầu lại với cái thấy biết sai lầm của mình mà nương tựa về chánh tri chánh kiến, quay đầu với tất cả tâm ô trược mà về nương tựa với tâm thanh tịnh.

Vì thế, điều cơ bản của người học Phật chính là cần phải quy y Tam Bảo để tự nhận biết lỗi sai và tự biết cách sửa chữa, hoàn thiện lại cách sống đạo đức của mình theo đúng Chánh Pháp.

Có rất nhiều người ngần ngại trước việc quy y Tam Bảo mặc dù họ rất thích giáo lý của đạo Phật, rất thích đến chùa, rất thích làm công quả. Nếu không giải nghi được những ngộ nhận này thì đó sẽ là rào cản cho việc bước vào ngôi nhà của Chánh Pháp.

1. Cho rằng: Quy y là quy y với một vị thầy nào đó, hay càng quy y với nhiều vị thầy càng tốt

Nghi thức quy y sẽ gồm : người phát tâm quy y, vị thầy làm lễ quy y và phải được chứng minh trước Tam Bảo. Vị thầy làm lễ quy y được gọi là vị Bổn Sư thế độ, người có trách nhiệm làm lễ quy y và truyền giới để bạn chính thức là người Phật tử tại gia. Vì thế, chính xác là bạn chỉ quy y vào Tam Bảo, không phải quy y một cá nhân, một vị tăng nào.

Do chưa rõ điều này mà nhiều người còn cố chấp, phải tìm gặp cho được vị cao tăng, có tiếng mới quy y, không thì không chịu quy y Tam Bảo. Và lại muốn quy y càng nhiều thầy càng tốt. Theo kinh điển, quy y chỉ một lần và người Phật Tử chỉ có một vị Bổn Sư thế độ, được ví như cha mẹ trong đạo của bạn. Quy y càng nhiều là không đúng với chánh pháp, làm sai giá trị và ý nghĩa của quy y.

2. Cho rằng: “Trẻ vui nhà, già vui chùa”. Quy y là quy y là phải thường xuyên vào chùa, phải ăn chay, đọc kinh, gõ mõ, bỏ hết những việc của thế gian

Người đời có câu : “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, nghĩa là việc đến chùa chỉ dành cho người già, những người thất bại trong chuyện làm ăn, tình cảm. Và những người còn trẻ thì đến chùa sẽ trở nên yếu đuối hơn. Các ông bố bà mẹ thường hay ngăn cản hoặc không tạo duyên để con cái đến chùa và khi chúng muốn quy y Tam Bảo.

Họ sợ rằng con mình sẽ xuất gia luôn hoặc không biết phấn đấu trong cuộc sống. Còn những người đàn ông nghĩ rằng: đi chùa đi lễ, lo hương khói cúng bái là việc của phụ nữ. Nên là đàn ông, họ thấy ngại ngùng và sợ người ta cười mình khi đứng dự hàng vào việc lễ lạy cúng bái. Đó là những nhìn nhận mà tự cá nhân, người đời đặt ra với những ý nghĩ tiêu cực về quy y Tam Bảo.

Cần phải điều chỉnh lại là: Đi chùa càng sớm thì càng tốt! Vì sao? Đi chùa, quy y Tam bảo là nguyện nương theo Phật Pháp Tăng để học theo hạnh trí tuệ và từ bi, bỏ ác làm lành,  thanh tịnh thân tâm, vun bồi phước đức, trở thành một Phật tử chân chính, một công dân mẫu mực, sống lợi đạo ích đời. Trong bối cảnh đạo đức của giới trẻ có nhiều biểu hiện suy đồi, tội phạm ở giới trẻ ngày càng gia tăng. Việc bạn hướng đến Phật giáo để trau dồi đạo đức, để sống thiện là một tín hiệu lành cho bản thân, gia đình và cả xã hội.

Tuổi trẻ như búp măng, cần phải uốn nắn sớm thì sau tre già mới thẳng. Nếu tuổi trẻ mà không hướng thiện, không tu dưỡng đạo đức thì không lấy gì đảm bảo có tuổi già hạnh phúc, thảnh thơi để đi chùa.Ngoài ra, người Phật tử luôn nỗ lực làm việc thiện để vun bồi phước đức cho mình. Hiện nay, các bạn sinh viên Phật tử vào những ngày cuối tuần tập trung về chùa tham dự các khóa tu và làm việc thiện rất đông. Sau những ngày học tập mệt nhọc, chùa là “sân chơi” lành mạnh, bổ ích được các bạn sinh viên lựa chọn.

3. Cho rằng: Quy y mà không làm đúng điều Phật dạy thì sẽ bị tội còn nặng hơn không quy y.

Quy y và thọ năm giới  là nguyện tự sửa mình, giúp mình ngày càng hoàn thiện hơn. Nếu không tự sửa mình, không sống theo lời Phật dạy, quen theo tập nghiệp làm những điều xấu ác thì chịu hậu quả. Sỡ dĩ người đời sợ có tội nặng hơn khi không giữ được giới cấm là do: họ cho rằng Đức Phật có quyền năng ban phước giáng họa cho con người, làm không đúng sẽ bị tội.

Quy y không phải là một mối đe dọa khủng khiếp như lầm tưởng. Nếu đạo Phật có những giáo điều như thế thì đạo Phật đang gài bẫy giết chết những người Phật tử có tín tâm đến với đạo, chẳng khác nào việc kêu gọi người khác đừng nên quy y sẽ mang thêm họa nếu không làm đúng. Giả sử sự thật như thế thì làm sao đạo Phật tồn tại được trên 2500 năm?
Và bạn sẽ nhận được điều ngược lại nếu không biết giữ năm giới này.

Cuộc sống luôn vận hành theo luật nhân quả vốn có của nó, bất di bất dịch. Đức Phật suốt thấu luật nhân quả nên đưa ra những lời khuyên dạy cho người Phật tử rõ biết và tránh xa. Còn nghe theo và thực hiện hay không là do bạn và bạn phải chấp nhận hậu quả trước mọi hành động của mình. Cũng giống như một vị bác sĩ, hiểu rõ căn bệnh nên khuyên bệnh nhân của ông không nên như thế này thế kia mới khỏe mạnh.

Còn kết quả như thế nào là do người bệnh có thực hiện hay không? Vị bác sĩ đó không có quyền ban sức khỏe hay lấy đi sức khỏe của một ai. Đức Phật cũng như thế và việc quy y Tam Bảo cũng như thế.

Tạo ác phải nhận nghiệp ác và tạo thiện nhận được nghiệp thiện. Luật  nhân quả không phân biệt bạn là Phật Tử hay không.

Tuy nhiên với người quy y ít ra họ còn sợ tội lỗi, biết ăn năn sám hối và nguyện khắc phục. Còn người không quy y học Phật, không tin hiểu nhân quả, làm sai mà tự mình không biết hay làm sai mà không ai biết thì nghĩ mình hay nên ngày càng lún sâu vào tội lỗi, quả báo nặng nề hơn rất nhiều.

4. Cho rằng: Quy y Tam Bảo là được phước, không phải đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh

Ý nghĩ này xuất phát có lẽ từ bài pháp: Tự quy y

” Tự quy y Phật, không đọa địa ngục

Tự quy y Pháp, không đọa ngạ quỷ

Tự quy y Tăng, không đọa súc sanh”


Sẽ không đọa vào ba đường dữ nếu bạn giữ đúng ngũ giới. Bởi khi giác ngộ sẽ không còn vô minh để rơi vào ngục tù u tối. Khi có trí tuệ sẽ không ích kỷ, hẹp hòi để đọa vào ngạ quỷ. Khi có sự hòa hợp, đoàn kết lẫn nhau sẽ không đọa vào sự si mê nữa.

Nhưng phải tu tập mới chuyển hóa được thân tâm, không gây tạo nên tội ác để đọa vào ác đạo. Quy y không được phước, đó chỉ là gieo duyên với đạo Phật. Nhưng sẽ có phước nếu bạn đã quy y và thọ nhận năm giới cấm, giữ giới và làm theo lời dạy thì phước đức sẽ tự sinh ra và bảo vệ cuộc sống của bạn.

Đừng nhầm tưởng quy y sẽ được phước rồi quy y thật nhiều mà không biết thực hành. Tu mà không thực hành không bao giờ có kết quả cũng như cầm một hạt giống tốt mà không gieo trồng thì không bao giờ nhận được quả ngọt.
Bài viết: "Những quan niệm sai lầm về quy y Tam bảo"
Châu Thanh Thùy - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

những quan niệm sai lầm về quy y tam bảo nhung quan niem sai lam ve quy y tam bao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ban ve nghiep chung va nghiep rieng cua moi dâu tướng ÐÑÑ tai nan giao thong qua goc nhin nha phat Suy nghĩ Kiên Giang Húy kỵ lần thứ 5 cố Hòa hồi Ù Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ vọng Sài Gòn gió chướng các vị đồng tu cam Kết quả tự nhiên Hành thiếu U æ tham sân si Mất 30 tăng xán úng dấu Ä Æ xúc động với hình ảnh về tình yêu suy ngam ve loi phat day qua cuoc doi bac si 6 bước đơn giản để chống béo phì hãy còn bỏ vết chim 20 dieu dai tu duong trong doi nguoi hieu nhu the nao ve kien tanh khoi tu tự lực và tha lực là những phương bÃn tùy duyên và bảy đức hạnh của người Cảm ơn tanh Đổi tai đàn tâm linh Ấn Tàu dục Thực phẩm chống rét Phật nguyên tâm dịch bÃƒÆ Âm tương the CÃƒÆ chua các món chay với bắp hoai niem ve tuoi tho hạt à cuoi va hanh phuc trong con loc khung hoang nội phật giáo thời tiền truyền cho sự không sợ hãi khÕ phá テス Từ Linh Sơn đến Yên Tử loai Tưởng 20 10 la gi me nhi