Nghiệp là một trong những vấn đề hết sức phức tạp trong đời sống con người Đức Phật cho biết, nếu chưa chứng được Tam minh thì không thể thấy rõ đường đi của nghiệp, sự cố gắng suy tư về nghiệp có thể dẫn đến điên loạn vì nghiệp và quả dị thục của nghiệ
Những vấn đề cần quan tâm về Nghiệp

Nghiệp là một trong những vấn đề hết sức phức tạp trong đời sống con người. Đức Phật cho biết, nếu chưa chứng được Tam minh thì không thể thấy rõ đường đi của nghiệp, sự cố gắng suy tư về nghiệp có thể dẫn đến điên loạn (vì nghiệp và quả dị thục của nghiệp vô cùng phức tạp).Chúng ta chỉ có thể hiểu một số điều cơ bản về nghiệp thông qua lời Phật dạy trong các bài kinh.
Nguyên nhân của mọi khác biệt

Một thời Đức Phật an trú tại thành Xá-vệ (Savatthi), có một thanh niên tên là Subha Todeyyaputta hỏi Đức Phật rằng: Do nhân duyên gì, cũng cùng là con người mà không ai giống ai về thọ mạng (người sống lâu, kẻ chết yểu), về sức khỏe (người ít bệnh, kẻ nhiều bệnh), về nhan sắc (người đẹp, kẻ xấu), về tài sản (người giàu, kẻ nghèo), về trí tuệ (người thông minh, kẻ ngu đần), về hoàn cảnh sống và vị trí xã hội (người ở dòng dõi, đẳng cấp, địa vị cao sang, có hoàn cảnh sống sung sướng, hạnh phúc; kẻ thì thấp hèn, khốn khổ) v.v…

Đức Phật cho biết rằng, tất cả đều do nghiệp: “Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình, nghĩa là có liệt, có ưu”.

Đức Phật cũng cho biết một số nghiệp phổ biến đưa đến quả báo tương ứng nhất định tạo nên sự khác biệt giữa các loài hữu tình như sau:

- Người thường sát sinh (giết hại) hoặc gây tổn thương các loài hữu tình, không có tâm từ bi đối với các loài hữu tình, sau khi chết sẽ sinh làm bàng sinh, sinh vào đọa xứ, địa ngục. Nếu người đó được sinh làm người (nhờ một thiện nghiệp nào đó quyết định hình thức tái sinh), thì sẽ sinh làm người yểu mệnh (do nghiệp giết hại trong đời trước). Ngược lại, người trường thọ (sống lâu) là do không giết hại, có tâm từ bi.

- Người thường não hại, gây đau khổ cho chúng sinh, sau khi chết sẽ sinh làm ác thú, hoặc sinh vào đọa xứ, địa ngục. Nếu sinh làm người thì sẽ là người nhiều bệnh hoạn. Ngược lại, người sống không não hại chúng sinh, sau khi chết sẽ tái sinh làm người ít bệnh hoạn.

- Người có tâm sân hận, thường phẫn nộ, phật ý…, sau khi chết sẽ sinh vào cõi dữ. Nếu sinh làm người thì sẽ là người có tướng mạo xấu xí. Ngược lại, người có tướng mạo xinh đẹp là người không có tâm sân hận, không phẫn nộ, phật ý.

- Người tật đố, hay ganh tỵ với người được quyền lợi, được tôn kính, sau khi chết nếu được sinh làm người, sẽ làm người có quyền thế nhỏ. Ngược lại, người không có tính tật đố, ganh tỵ, sau khi chết nếu được sinh làm người, sẽ là người có quyền thế lớn.

- Người sinh vào gia đình thấp hèn, hạ liệt là do kiêu căng, ngã mạn, không kính người đáng kính, không trọng người đáng trọng, thường hay khinh khi người khác. Sinh vào gia đình cao quý là do thường tôn kính người đáng kính, quý trọng người đáng trọng, tâm khiêm tốn, nhún nhường.

- Người có tài sản nhỏ hoặc nghèo khó là do không bố thí, cúng dường. Người giàu có, nhiều tài sản là do đời trước thường bố thí, cúng dường.

- Người có trí tuệ là do biết tìm đến các tu sĩ, những bậc hiền trí để học hỏi. Người không có trí tuệ hoặc có trí tuệ kém là do không tìm cầu học hỏi.

Trên đây là một số trường hợp điển hình về nghiệp mà Đức Phật chỉ ra trong kinh Tiểu nghiệp phân biệt (kinh số 135, Trung bộ III).

Tương tự như thế, trong kinh Thập thiện nghiệp đạo, Đức Phật cũng cho biết sự khác biệt về điều kiện bản thân và hoàn cảnh sống giữa các chúng sinh hữu tình là do nghiệp bất đồng: “Tất cả chúng sinh vì tâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, do đó có sự lưu chuyển các thú (luân hồi trong lục đạo). Này Long vương, ngươi có thấy ở trong hội chúng này và các loài ở trong đại hải, hình sắc chủng loại, mỗi mỗi khác nhau không? Tất cả như thế đều do tâm tạo thiện hay bất thiện nơi thân, ngữ và ý nghiệp mà gây ra”.

Sự vận hành phức tạp của nghiệp

Với tuệ giác Tam minh, Đức Phật thấy rõ sự vận hành vi tế và phức tạp của nghiệp. Trong kinh Đại nghiệp phân biệt (kinh số 136, Trung bộ III), Đức Phật cho biết có 4 trường hợp tạo nghiệp và thọ báo khác biệt:

1. Người hành mười thiện nghiệp (Không: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời hung ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, si mê-tà kiến), sau khi chết được sinh về cõi lành (thiện thú, thiên giới).

2. Người hành mười ác nghiệp (sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói lời hung ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, si mê-tà kiến), sau khi chết bị sinh vào cõi dữ (ác thú, đọa xứ, địa ngục).

3. Người hành mười thiện nghiệp nhưng sau khi chết lại sinh vào cõi dữ (ác thú, đọa xứ, địa ngục).

4. Người hành mười ác nghiệp nhưng sau khi chết lại sinh vào cõi lành (thiện thú, thiên giới).

Trường hợp 3 và 4 thật khó hiểu. Đức Phật khẳng định: Chắc chắn có quả báo của thiện nghiệp, có quả báo của ác nghiệp. Tuy nhiên không thể cho rằng tất cả những người làm mười nghiệp ác đều sinh vào cõi dữ (đọa xứ, địa ngục); tất cả những người làm mười nghiệp thiện đều sinh vào cõi lành (thiện thú, thiên giới). Điều này có nghĩa là quả báo của nghiệp thiện ác không nhất định sẽ đến liền ngay sau hành động tạo nghiệp hoặc sau khi chết. Có một số người tạo nghiệp ác, bất thiện nhưng chết lại sinh cõi lành; một số người tạo nghiệp thiện nhưng chết lại sinh cõi dữ. Nhưng không phải là không có sự báo ứng của nghiệp, không có nhân quả.

Đức Phật đã giải thích lý do:

- Có người sinh thời hành mười ác nghiệp, nhưng nhờ có thiện nghiệp đã làm từ lâu xa về trước (kiếp trước hay từ nhiều kiếp trước nữa) đến lúc có kết quả khiến khởi lên lạc thọ (cảm giác vui) nơi người ấy; hoặc trước lúc lâm chung (hấp hối, sắp chết), một chánh kiến khởi lên, cho nên sau khi chết người ấy được sinh về cõi lành (thiện thú, thiên giới).

- Có người sinh thời làm mười thiện nghiệp, nhưng do có ác nghiệp đã làm từ lâu xa về trước (kiếp trước hay từ nhiều kiếp trước nữa) đến lúc có kết quả khiến khởi lên khổ thọ (cảm giác khổ) nơi người ấy; hoặc trước lúc lâm chung, một tà kiến khởi lên, cho nên sau khi chết người ấy bị sinh về cõi dữ (khổ xứ, đọa xứ, địa ngục).

Một số điều về nghiệp cần đặc biệt quan tâm

1. Cận tử nghiệp (nghiệp lúc sắp chết)

Trước lúc chết, tâm khởi lên ý niệm thiện hoặc ác, có chánh kiến hoặc tà kiến, sau khi chết cận tử nghiệp này sẽ quyết định cảnh giới tái sinh lành hay dữ.

Nếu tâm khởi lên ý niệm thiện hoặc có chánh kiến, thì nhờ ý nghiệp thiện này mà sau khi chết được sinh về cõi lành. Nếu tâm khởi lên ý niệm bất thiện hoặc tà kiến, thì do ý nghiệp bất thiện này mà sau khi chết sẽ sinh về cõi dữ.

Có nhiều trường hợp người làm điều thiện, sống chơn chánh, nhưng trước lúc sắp chết lại khởi niệm hối tiếc, không tin nhân quả, không tin Tam bảo, tâm phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến đột khởi. Nguyên nhân là vì nghiệp bất thiện trong đời trước hoặc quá khứ của đời này đã đến lúc trổ quả, khiến người ấy khổ não, thân tâm bị bức bách, bệnh tật hoành hành, cho nên hoang mang dao động, mất niềm tin nơi điều thiện lành, mất niềm tin nơi nhân quả (vì nghĩ rằng: “Tại sao mình sống chơn chánh, đã từng làm nhiều việc lành mà nay lại chịu quả khổ như thế? Vậy nhân quả nghiệp báo ở đâu?”).

Do ý niệm bất thiện này (tà kiến, si mê điên đảo, suy nghĩ sai lầm, lệch lạc), tâm khởi lên sân hận (oán trách Phật, Bồ-tát hoặc tự trách mình, hối tiếc vì mình đã làm việc lành, đã tin điều thiện), cho nên sau khi chết sẽ sinh về cõi dữ.

Chính vì cận tử nghiệp có vai trò quyết định cảnh giới tái sinh mà Phật giáo có nghi thức hộ niệm, trợ tử, khai thị người sắp chết. Trạng thái tâm hân hoan, vui vẻ hoặc sân hận, nóng giận, lo lắng, khổ não cũng khiến cho người chết tái sinh vào cảnh giới khổ hay vui (cõi dữ hay lành). Vì vậy cho nên thân nhân của người sắp chết thường được chư Tăng (Ni) cảnh báo không nên tác động làm cho người sắp chết khởi tâm phiền não, phải giúp họ phát khởi tâm lành, tâm hoan hỷ.

2. Phải luôn làm lành, sống tốt, vì nghiệp thiện hay bất thiện đã tạo ra không bao giờ mất. Đến khi nhân duyên đầy đủ, nghiệp quả chín muồi (nghiệp báo, quả dị thục) thì người đã tạo nghiệp nhân phải nhận lãnh nghiệp quả dù muốn hay không muốn. Đó là quy luật tất yếu, tự nhiên.

Một người dù đã tạo nhiều nghiệp thiện lúc sinh thời, nhưng nếu quả báo của một nghiệp bất thiện nào đó đã tạo trong đời trước hoặc quá khứ đời này, kéo đến trước lúc lâm chung, thì người ấy vẫn tái sinh vào cõi dữ. Tuy nhiên những nghiệp thiện mà người ấy đã tạo cũng không vì thế mà mất đi, đến một lúc nào đó nhân duyên hội tụ đầy đủ, nghiệp quả thiện chín muồi thì người ấy lại thọ hưởng.
 
Bài viết: "Những vấn đề cần quan tâm về Nghiệp"
Phan Minh Đức - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

những vấn đề cần quan tâm về nghiệp nhung van de can quan tam ve nghiep tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

4 cách giảm stress đơn giản và hiệu lam phuoc ke niem phat 临海市餐饮文化研究会 Đắk Lắk Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng su can thiet cua bat kinh phap hoa thuong thich the long 1909 Duy ma cật 5 lý do nên uống trà xanh mỗi ngày トO フォトスタジオ 中百舌鳥 Sen làng đã mọc 1 Mùa Vu lan đi ăn cỗ chay chùa Phụng Bớt ăn thịt để cứu nguy cho trái đất phÃp Dinh dưỡng trong phẫu thuật ni trưởng thích nữ diệu không trong phong tim sự thật thứ hai 佛教中华文化 Hãy nói về cuộc đời khi tôi không còn cung sao giai han the nao cho dung 印手印 若我說天地 lời khuyên của đức đạt lai lạt ma Thể dục sau bữa ăn giúp giảm bệnh tim bữa cơm chiều ba mươi Nhóm người bệnh nên tránh sử dụng Nghiện cà phê là do gene ca dhrtaka Phật giáo tùy 天眼通 意味 hãy học cách cho trước khi muốn nhận 5 công dụng tuyệt vời của dầu dừa お墓の墓地 霊園の選び方 thuc hanh cua mot bo tat ngôi chùa to và nổi tiếng nhất tokyo 寺院 Thái sư Lê Văn Thịnh có hóa hổ giết dung phi hoai cuoc song de di phan xet nhung sai dao quanh nhung ngoi chua co va dep nhat ha noi Tết Đoan Ngọ và nhớ Bà Rịa Vũng Tàu Tang lễ cố Ni sư Trẻ tự kỷ biểu hiện cách phòng dung bien tinh yeu thanh soi day rang buoc Nữ nghiệp hay định luật đạo đức nhân Mùa Xuân chớ tuoi tre hoc phat phap qua internet