Mặc dù nhân loại đều yêu chuộng và ước muốn được sống trong hoà bình, nhưng một trong những điều thật mỉa mai nhất, là chúng ta lại thường bị lôi cuốn vào sự xung đột, chống đối với các người khác làm tổn hại sự tương giao bởi vì tình trạng căng thẳng, ng
Những vấn nạn từ sự xung đột

ờ vực hoặc có thái độ thiếu cởi mở.
Điều đặc biệt khó khăn nầy, vì hiển nhiên là chúng ta đều biết rằng sự giao hảo hài hoà với tha nhân là điều kiện cần thìết cho cuộc sống của mọi người đều được hạnh phúc. Đó không chỉ là các giao tế cho phép mình không gây xáo trộn trong việc đeo đuổi những mục đích cần thiết mà chúng ta quan tâm để con người được hoàn thiện, nhưng còn đem lại cho chúng ta một sự an lạc đầy ý nghĩa trong quan hệ với tất cả mọi người. Ngược lại, nếu đời sống thường tranh chấp thì tự bản chất lại gây khổ đau, dẫn đến sự thiếu thân thiện, cố chấp vì nội kết bởi lòng sân hận và đố kỵ. Thực vậy, dù là sự xung đột xẩy ra như thế nào- dù ai thắng hoặc bại, thì kết quả cũng đem đến sự tổn hại cho cả hai bên giống nhau.

Tuy nhiên, mặc dù cuộc sống hài hoà hứa hẹn đem đến nhiều hạnh phúc, trong khi với sự giao tế thiếu chia sẻ thường để lại sự tổn hại và bất hạnh, nhưng một phần lớn trong đời sống chúng ta và những người chung quanh, đều bị vướng vào trong vòng tranh chấp và bất hoà. Sự mâu thuẫn có thể được kiềm chế trong sự im lặng và oán giận hoặc có thể bùng nổ bằng bạo động ác liệt và tàn hại, và có thể lôi kéo đến những cá nhân liên hệ, hoặc những thành phần dân tộc, đảng phái chính trị, giai tầng xã hội hay ngay đến cả quốc gia. Nhưng có thể do một hoặc trong những biểu hiện khác của chúng ta, sự có mặt của bất đồng là điều không thể tránh được. Hoà bình và hoà thuận là nổi băn khoăn xa vời như giấc mơ đẹp của đêm mùa hè hoặc là lý tưởng đẹp mà mọi nguời đều trân trọng mưu cầu có được. Nhưng trong khi thực tế và giấc mơ bị tan biến, chúng ta buồn tức, nên thấy như vậy là ngu ngốc, liền lao vào trong sự cật lực, ganh đua kiếm tiền với lòng vui thích.

Theo lời dạy của đức Phật, thì cứu cánh của con người đều muốn thoát khổ đau, nên Ngài giới thiệu những phương pháp dạy cho chúng ta làm thế nào để sống an lạc với tha nhân. Mỗi pháp sống hài hoà không phải nguồn suối chỉ để tự toại nguyện, mà bởi vì còn là điều khởi đầu để theo con đường dẫn đến tự do hoàn toàn. Sư hạnh phúc cuối cùng do tỉnh thức chỉ có mặt duy nhất trong tâm vì do hoà bình với tha nhân, và tâm ta chỉ có thể hạnh

phúc với tha nhân khi chúng ta áp dụng phương pháp chuyển hoá để có thể loại trừ gốc rễ của bạo động đã từ lâu nằm sâu ẩn trong tâm của chúng ta.

Ở Ấn độ xưa kia, có một lần vị trời Sakka đến bạch với đức Phật rằng :"Do nghiệp duyên gì mà con người dù muốn sống chung hoà bình, không đố kỵ và thù hằn với người khác, nhưng lại thường sống trong bất hoà, với thù hận và đố kỵ?".

Đức Thế Tôn nói rằng:"Đó là do bởi nghiệp tham lam và đố kỵ trói buộc con người, nên dù vẫn mong ước được sống hoà bình, những vẫn thường gây bất hoà, với lòng thù hận và đố kỵ". Nếu tìm hiểu tận nguồn của sự xung đột, thì chúng ta nhận thấy rằng gốc rễ không phải bởi vì giàu sang, địa vị, hoặc tài sản, nhưng lại xuất phát từ tâm. Nó phát khởi bởi vì lòng đố kỵ về những phẩm chất mà kẻ khác sở hữu mà chúng ta thèm muốn có được, và cũng bởi vì bị lèo lái bởi lòng tham dục không được thoả mãn để định danh tất cả là của ta.

Lòng đố kỵ và tham lam đều có gốc rễ từ hai nền tảng của trạng thái tâm lý.

Lòng đố kỵ bởi vì chúng ta định danh cho các mọi sự vật là "ta", nên luôn luôn muốn gán danh lên, tùy thuộc theo tâm tham của mình, và biểu lộ khuynh hướng gán ghép đó ra để cho mọi người biết và phải thừa nhận.

Lòng tham tăng trưởng do vì chúng ta muốn chiếm hữu: cố gắng phân cắt những mảnh đất dành riêng cho mình và xác định rằng những đất nầy do mình sở hữu để thoả mãn gốc tham và tự đề cao cái ngã là quan trọng.

Bạo động có nguồn gốc từ lòng đố kỵ và tham lam. Một người theo con đường bất bạo động cần phải học sự từ bỏ, không còn có tư tưởng bám chặt và lòng tham muốn xoay quanh khái niệm về cái Ta và của ta, mọi nổ lực để định danh và sở hữu. Phương pháp nầy đem lại sư hoàn thiện do trí tuệ tăng trưởng, nhận thức được bản chất rỗng không, vô ngã của tất cả mọi hiện tượng; và từ nội tâm biểu lộ sự trống không trên nhận thức về "Ta" và của ta, là nền tảng của lòng tham lam và đố kỵ. Tuy nhiên, mặc dù rằng sự giải thoát cuối cùng vẫn còn chưa đạt được, nhưng con đường đi tới vẫn tiến đến gần, tăng trưởng từ sự đơn giản với những buớc căn bản nằm theo từ những bước chân.

Hai bước căn bản cần thiết để thay đỗi quan điểm với năng lực chuyển hoá lòng tham lam và đó kỵ. Một là lòng Hoan hỷ (mudita), năng lực nhìn thấy sự thành công của tha nhân với lòng hoan hỷ như chính mình đạt được. Bước kế tiếp là Khoang dung (caga), đó là sự sẵn lòng và từ bỏ. Phương pháp trước là đặc biệt để giải trừ lòng đố kỵ, và phương pháp để chuyển hoá lòng tham. Tựu chung của hai phương pháp đều nhằm nhổ lên cái ý thức định danh bởi cái ngã chật hẹp, và mở rộng tâm đến những người khác để chia sẻ sự hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau.

Chỉ riêng một cá nhân, chúng ta không hy vọng đem nguyện lực để có thể giải quyết sự bạo động trong phạm vi rộng lớn liên hệ đến vấn đề xã hội hoặc quốc gia mà mình đang sinh sống. Chúng ta đang sống một thế luôn sẵn sàng bạo động, do đó, tác động của bạo lực đã tràn khắp, khó dập tắt và đầy sức mạnh khủng khiếp. Nhưng những người con của Đấng Giác Ngộ, thì điều chúng ta phải làm và cần làm là biểu lộ năng lực của sức mạnh hoà bình: tránh đem lời nói hoặc hành động có thể nẩy sinh ra thù oán, để chữa lành sự phân tranh, chứng tỏ giá trị của sự hài hoà và thông cảm. Chúng ta

cần phải đem gương sáng mà đức Phật giảng dạy cho các đệ tử rằng:" Đó là Người làm hoà hợp lại cho những chia rẽ, làm cho tình huynh đệ nẩy nở, hoan hỷ trong hoà thuận, vui mừng trong hoà thuận, sung sướng trong hoà thuận, và luôn nói lời nói để tạo sự hoà hợp".
Dịch xong ngày 26.09.2009
The Problem of Conflict by Bhikkhu Bodhi
Buddhist Publication Society Newsletter cover essay #13 (Summer-Fall 1989) Copyright © 1989 Buddhist Publication Society For free distribution only

 

Về Menu

những vấn nạn từ sự xung đột nhung van nan tu su xung dot tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

弘忍 鎌倉市 霊園 迴向 意思 dòng đa basiasita những người nữ xuất gia tu phật có อ ตาต จอส Ăn gì để chống suy giảm thị lực an cu la mua nap nang luong nhieu phuoc duc 二哥丰功效 五観の偈 曹洞宗 Cà chua chống được nhiều căn bệnh 必使淫心身心具断 chuong bon phap vai suy nghi ve tam va thuc 五痛五燒意思 c㺠khi hoc ham 一日善缘 緣境發心 觀想書 白佛言 什么意思 饒益眾生 築地本願寺 盆踊り คนเก ยจคร าน 飞来寺 gio 雷坤卦 sa 法事案内 テンプレート Bác Hồ và Phật giáo ส วรรณสามชาดก 簡単便利 戒名授与 水戸 khà Nghiện chụp ảnh tự sướng có 五戒十善 Người phụ nữ của Đừng say điệu coi goc cua sanh tu va niet ban 浄土宗 2006 霊園 横浜 hieu roi moi buoc se that thenh thang xá tội vong nhân りんの音色 Kính áp tròng giúp gì cho sức khỏe đạo pháp của đức phật có phải 元代 僧人 功德碑 士用果 зеркало кракен даркнет 每年四月初八 ไๆาา แากกา 道衍宗