Trong cuộc đời mình cũng như trong cuộc sống quanh ta, nhiều khi ta và người có những niềm tin thật sự mù quáng Tin một cách dễ dàng và không hề có một chút suy tư hay hiểu biết về điều mình tin thành ra đó là thứ niềm tin tội nghiệp, đáng thương
Niềm tin mù quáng xảy ra trong các lễ hội

Trong cuộc đời mình cũng như trong cuộc sống quanh ta, nhiều khi ta và người có những niềm tin thật sự mù quáng. Tin một cách dễ dàng và không hề có một chút suy tư hay hiểu biết về điều mình tin thành ra đó là thứ niềm tin tội nghiệp, đáng thương. Một người đàn ông vung nắm đấm vào đám đông trong khi tranh giành phết - Ảnh: Nguyễn Khánh
Tin theo số đông, theo cách số đông đang tin, đang làm rồi làm theo mà không hề biết điều đó đúng hay sai nên hành động ấy thường đưa tới nhiều hệ lụy đau lòng. Có những niềm tin bị nhồi nhét lâu ngày thành ra việc sai mà ta tưởng đúng, bởi cái sai được làm đi làm lại tới mức bình thường thì cộng đồng nghĩ đó là điều đúng, là điều đương nhiên. 

Nhiều lễ hội phi nhân tính, kém nhân văn và nhiều tập tục lạc hậu, đi ngược lại lòng từ bi, sự văn minh của xã hội đương thời (vốn đề cao nhân quyền và cả quyền của nhiều loài động vật khác...) là một kiểu niềm tin, hành xử mù quáng như vậy.

Không biết ai đã phát ngôn câu "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng", nhưng kỳ thực, nhiều người lười tu tập, ngại sửa mình, thích làm ít mà hưởng nhiều sẽ ồ ạt đi chùa ngày hôm qua, 15-1-Bính Thân để "kiếm phước" cho nhiều và để cả năm... khỏi tu nữa, đi một lần vậy cho khỏe.

Quan niệm ấy cũng giống với nếp nghĩ "ăn chay ngày mùng một đầu năm coi như ăn chay cả năm". Đó là một cách ngụy biện để sống dập dìu theo thói quen giãi đãi đã có lâu nay trong ta, tiếp nối thói quen lười biếng từ nhiều kiếp trước của ta.

Nếu thực tin nhân quả và thực thấy con đường sinh tử luân hồi, xuống lên sáu cõi mà ta đã trải là quá trời lần và ta đã từng tạo tác nghiệp ác trùng trùng rồi thì thực ra, với tiến độ tu "mỗi ngày một ít", thậm chí "mỗi ngày sáu thời miên mật kệ kinh, sám hối" còn chưa chắc hết đời ta đã "hết nghiệp", đã bình an, huống hồ chỉ đi chùa mỗi ngày rằm tháng Giêng!

Vì những câu truyền miệng kiểu đó, vô tình ta thực hành theo vì (có lẽ) nó hợp với thói quen biếng nhác sửa mình, lười thiền tập, trầm tư, quán niệm... của ta nên ta đã làm cho đời sống tâm linh của mình đi xuống, mỗi ngày một ít, mỗi năm một mớ. Rồi cứ thế, ta sẽ hùa theo đám đông, chen lấn tới chùa để "tu cho xong... một năm" chỉ với một ngày, toan tính rằng - dù hơi mệt nhưng khỏe hơn là mỗi ngày phải tới chùa, lạy Phật, đọc kinh...

Cũng với kiểu ma mị bằng lý lẽ rủi, may khi nhận được "lộc thánh", khi cướp được ấn, được phết hay khi chạm vào bụng tượng Ngài Di Lặc, Đức Quan Âm... mà người ta đã lũ lượt hội hè, đã "xông trận" bất kể ngày đêm lẫn sự nguy hiểm, gây ra những cảnh tượng kinh hãi ở chốn chùa chiền, lễ hội mang danh truyền thống.

Ngồi ở một góc nào đó yên bình mà nghĩ cho sâu thì sẽ thấy sự lố bịch trong niềm tin mù quáng, thiếu quán chiếu sâu vào lẽ thật: nhân-quả. Thực sự, nếu hiểu nhân-duyên-quả, sống trong ý niệm "mọi thứ đều có nhân-duyên của nó" thì hẳn người ta sẽ không chém lợn, giết gia súc, gia cầm cúng tế để cầu bình an cho mình.

Khi đó, ai cũng sẽ thấy, hành động sát hại loài khác, lấy máu tanh của chúng sinh khác để đổi bình an cho mình (nếu có được bình an) thì đó cũng là sự ích kỷ khó chấp nhận. Ngược lại, thực tế sẽ chẳng thể bình an - vì ta đã gieo nhân bất an cho chúng sinh khác, loài khác thì làm sao có quả yên an cho được? Theo đó, càng làm theo cách ấy sẽ càng bất an hơn, nhân xấu cứ thế chất chồng nhiều hơn và quả đắng sẽ mỗi ngày mỗi lớn.

Cũng vậy, hành động náo loạn trong những trò cướp ấn, cướp phết... đầy bạo lực diễn ra trong mùa lễ hội tháng Giêng ngay từ động cơ ban đầu là tìm bình an hay may mắn đã liền hiển thị cái quả ngược lại - là bất an - từ việc bị bầm dập, xỉu lên xỉu xuống giữa biển người tham lam, mong cầu ấy rồi. Tới đây, lại nhớ tới câu chuyện của ngài Vô Não, vì tin theo tà đạo mà sát hại mạng người đã được Đức Phật khai thị, rồi đi theo Phật tu tập, chứng đắc. 

Câu chuyện ấy an ủi mỗi người học Phật hôm nay rất nhiều, bởi ở đó gửi gắm thông điệp: nếu mỗi người học Phật (từ xuất gia tới tại gia), ai cũng sống trong chánh pháp, không hùa theo những thói quen, tập tục được khoác áo truyền thống cũng như ma mị bằng hai chữ "phương tiện" và "chìu theo nhu cầu" số đông, dũng cảm khai thị tự thân cho sáng thì ngại gì không thay đổi được quan niệm sai lầm của số đông?

Rồi nhớ, lời Phật dặn "Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta" mà thấy thương mình, thương người quá đỗi - vì mình từng mê muội, từng tin theo kiểu mù quáng, làm theo kiểu mê tín mà cứ một mực ngụy biện "làm lành", "tu Phật" một cách... rất đáng thương!

 
Lưu Đình Long
(Nguồn: Giác Ngộ )

Về Menu

niềm tin mù quáng xảy ra từ các lễ hội niem tin mu quang xay ra tu cac le hoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tăng sinh độc nhất vô nhị hoài cảm tết quê Vị thiền sư nổi tiếng tuổi Thìn Lưu ý khi ăn đậu VÃƒÆ 4 cách tránh hôi miệng khi phải di chuyển Doi cuoc song cang binh than thi noi tam se cang sang Hoằng thanh thieu nien voi viec di chua tim trang như ng ba i thơ hay vê phâ t gia o Bác sĩ trải nghiệm thiền cùng Đức lể hội esala pehera rước xá lợi răng loi phat day ve thoi gian va nghiep Bánh cộ hương sắc đặc trưng trên thương lắm mẹ ơi học cách yêu thương để có nhân duyên người thắp sáng tương lai cho trẻ em tang sinh doc nhat vo nhi Thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hoa thuong thich thien tam 1925 Chuyện Tám nhánh phong lan của ôn Già cáo Tùy sở trú xứ thường an lạc น ท 1 my chưa Món ăn bài thuốc từ đậu phụ Lễ húy kỵ tổ khai sơn chùa Long Sự tích Đức Địa Tạng Vương Bồ tát chiêm ngưỡng tượng phật bằng đồng tu ai can ban cua nhan quyen Lưu giữ ký ức Tết cho con cháu y Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ hãi Thái Nguyên Thuyết trình về Thiền và hòa thượng thích pháp tràng 1898 chÃnh hiểu thêm về con đường chánh niệm Hàng rong trên phố 18 bài học đắt giá giúp bạn tồn tại đức đạt lai lạt ma chúng ta cần một à duyen khoi va vo nga Đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện của hang ương quật ma chùa là Æ