Xét cho tận cùng sự sống trên hành tinh này là một sự khổ đau. Loài này ăn thịt loài kia để sống, loài kia ăn thịt loài này để sống thì thật là đau lòng. Phải không con?
Nỗi đau của thực vật: có hay không?


 
Hỏi:  Kính thưa Thầy! Con là người mới bước vào tìm hiểu và tu theo Phật giáo,  con có một thắc mắc nhỏ, xin mạo muội được đưa ra và kính mong Thầy giải đáp giùm!

Với đôi mắt bình thường (nhục nhãn) của con. Con chỉ thấy các con vật (động vật) kêu đau khổ, vì vậy con rất thương hại chúng; con muốn hỏi Thầy: Những loài thực vật như cây đậu phộng, cây mè, cây đậu nành, các loài rau và cây ăn quả. Khi chúng ta nhổ chúng để ăn thì chúng có biết đau đớn không ạ!

Thắc mắc của con là như thế đấy. Chúng con nhìn vạn vật với đôi mắt bình thường thì không thấy các loại cây đau đớn khi bị nhổ lên làm thực phẩm. Nhưng với trí Tuệ Tam Minh và thiên nhãn của Thầy thì Thầy có cảm nhận được nỗi đau của thực vật không?  (Cây lương thực, cây ăn quả, rau…).

Thắc mắc trên của con có vẻ rất đơn giản và buồn cười, nhưng con thực sự kính mong Thầy giải thích giùm để con thông suốt!

Con kính chúc Thầy sức khỏe an lạc!
Kính thư
Đáp: Câu hỏi của con là một câu hỏi mà nhiều người muốn thưa hỏi, nhưng e ngại không dám hỏi và không biết ai để  hỏi.

Con hãy lắng nghe, Thầy sẽ giảng nói cho con hiểu: Nếu Thầy dùng Tam Minh giảng nói cho con nghe loài thực vật có cảm giác đau đớn thì con không đủ lòng tin nơi Thầy. Tại sao vậy? Vì các con không có Tam Minh. Cho nên, Thầy dùng ý thức giải thích để các con dễ hiểu.

Hành tinh chúng ta đang nương tựa sống là hành tinh sống mà ai cũng biết. Vì thế mọi vật trên hành tinh này đều có sự sống như nhau. Từ loài thực vật rông rêu, cỏ cây đến loài động vật nhỏ nhất như: vi khuẩn, côn trùng; lớn nhất như loài chim đại bàng, kình ngư ... đều có sự sống.

Mọi vật đều có sự sống thì phải có sự cảm nhận. Loài động vật thì ai cũng biết chúng có sự cảm nhận rõ ràng như nhau. Còn loài thực vật chúng có cảm nhận không?

Câu hỏi của con trên đây là muốn biết loài thực vật có cảm nhận đau đớn hay không?

Có con ạ! Tại sao chúng ta biết như vậy?

Có nhiều trường hợp chúng ta quan sát sẽ thấy những loài thực vật có cảm nhận như: tất cả cây thảo mộc, nhất là cây trinh nữ (mắc cỡ). Để chứng minh điều này, khi chúng ta đụng vào cây trinh nữ thì cây liền co cành lá xuống. Còn tất cả các loài cây thảo mộc khác khi bị che khuất áng sáng thì chúng đều nghiêng mình theo hướng có ánh sáng hoặc chúng ta đổ một đống phân, một thời gian sau chúng ta đều thấy những rễ cây hướng về đống phân.

Như vậy, tất cả loài thảo mộc đều có sự cảm nhận, có sự cảm nhận là có sự đau đớn, nhưng chúng ta không phát hiện ra được âm thanh của những loài thảo mộc kêu khóc, thở than như loài động vật. Nhưng chúng có những hiện tượng héo úa, tàn tạ, nơi cành lá, chứng tỏ chúng cũng sầu khổ trước cảnh chia ly cùng mọi vật vào cõi vĩnh hằng. Con có nhìn thấy không con?

Khi nhận ra được những điều này. Đứng trước sự sống và sự đau khổ của mọi loài và lòng thương yêu sự sống của muôn vật thì chúng ta phải làm sao hỡi con?

Chúng ta biết sống, biết đau khổ, biết thương yêu sự sống, biết khóc thương sự đau khổ của mình, của người, của muôn loài vật sống khác nhau. Sao chúng ta lại nỡ nhẫn tâm nuôi sống thân mình bằng những sự đau khổ, sự sống của muôn loài vật khác? Sao chúng ta lại nỡ nhẫn tâm nhai nuốt được những sự đau khổ, những sự sống của muôn loài vật khác? Lòng yêu thương có cho phép chúng ta sống như vậy trên sự sống và sự đau khổ của muôn loài không hỡi con?

Phải chấm dứt sự tái sinh luân hồi con ạ! Phải thoát ra khỏi kiếp làm người, làm chúng sanh con ạ!

Muốn được vậy thì chỉ có một con đường duy nhất, đó là con đường Bát Chánh Đạo của Phật giáo. Con đường ấy sẽ giúp chúng ta thoát kiếp làm người, làm chúng sanh và sống trọn vẹn trong lòng yêu thương của một con người thật là người muôn thuở. Phải không con?



Chính chúng ta là những người ăn thực phẩm thực vật để sống, khi biết cây cỏ thảo mộc có cảm nhận sự đau khổ thì chúng ta chỉ còn quyết tu tập cho ra khỏi nhà sinh tử, chấm dứt luân hồi, chứ không còn tha thiết sống trong sự phải ăn với nhau để sống. Sống trong sự đau khổ của nhau.

Xét cho tận cùng, mọi sự sống trên thế gian này là một sự đau khổ tận cùng của sự đau khổ, chúng ta hãy vượt ra những sự đau khổ này các con ạ! Như đức Phật đã dạy: “Đứng lại thì chìm xuống, tiến tới thì trôi dạt chỉ có vượt qua”. Nhưng vượt qua bằng cách nào? Bằng chân lí thứ ba “Diệt Đế” tức là Tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ,  là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Phải cố gắng lên các con ạ! Đời có gì vui toàn là sự khổ đau, Chúng ta đang sống thì có bao nhiêu loài thực vật, động vật đau khổ và chết. Phải không hỡi con?

“Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển”, lời dạy này không sai con ạ!. Chúng ta làm sao đây hỡi con? Hãy bắt chước Phật. Người đã vượt qua, Thầy đã vượt qua, Bây giờ các con hãy vượt qua. Cố gắng lên các con ạ! Có Thầy, có Phật giúp đỡ chắc chắn các con cũng sẽ vượt qua đến bờ bên kia. Chúc các con thành công.

Bài viết: "Nỗi đau của thực vật: có hay không?
Trích Đường Về Xứ Phật tập IV

Về Menu

nỗi đau của thực vật: có hay không? noi dau cua thuc vat co hay khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chet khat ben canh dong song 有人願意加日我ㄧ起去 ÐÑÑ Chùm ảnh đặc biệt Hòa thượng Thích 四念处的修行方法 chùa làng tôi 阿罗汉需要依靠别人的记别 Đại lão Hòa thượng Duy Giác viên 所住而生其心 Vị Hòa thượng cúng chùa ở Đài 长寿和尚 八吉祥 dung nen tham vong xoay chuyen nguoi khac Ñ 菩提阁官网 บวช chưa お仏壇 通販 西南卦 lễ chùa xuân đài vầng thÃƒÆ 結藥界陀羅尼 做人處事 中文 chua canh huong chua canh dep Táo tàu vị thuốc quý món ăn ngon 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 Những Quả 加持 経典 佛教感情 永宁寺 Tiêu 萬分感謝師父 阿彌陀佛 vĩnh Ly chè đậu ngự dâng cúng Phật dau Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều Siêu 四十二章經全文 佛教的出世入世 7 dưỡng chất chống lão hóa não bộ Ăn chay như một cách trị liệu chua viet nam moi hieu duoc nhung dieu nhu the 班禅额尔德尼 お墓の墓地 霊園の選び方 ペット僧侶派遣 仙台 quán giới hơi thở