Mẹ tôi, một phụ nữ lam lũ như bao người phụ nữ lam lũ khác. Hơn nửa cuộc đời sống cho gia đình mình bằng tất cả yêu thương mình có. "Con chim đa đa đậu nhánh đa đa, chồng gần không lấy đi lấy chồng xa".

Nỗi niềm về mẹ

Mẹ tôi, một phụ nữ lam lũ như bao người phụ nữ lam lũ khác. Hơn  nửa cuộc đời sống cho gia đình mình bằng tất cả yêu thương mình có. "Con chim đa đa đậu nhánh đa đa, chồng gần không lấy đi lấy chồng xa".

Ba mẹ cưới nhau xong thì mẹ ly xứ, bắt đầu một cuộc sống mới nơi quê chồng để trọn vẹn phận dâu thảo, vợ hiền. Chỉ có mẹ mới hiểu hết cái khó, cái khổ. Tình yêu ba dành cho mẹ rất lớn nhưng chung quanh vẫn còn các cô, đối với mẹ họ rất xét nét và ông bà nội thỉnh thoảng lại hao hụt sự công bằng đối với con dâu.

Ảnh: Rod

Mẹ làm dâu vài năm thì được nội cho mượn tạm chỗ đất vườn để cất nhà ra riêng, của cải ông bà cho làm vốn là ổ trứng gà chưa đầy chục, một cái lu nhỏ và vài cái nồi cũ. Quanh vườn nhà trái cây rất nhiều, các cô đếm kỹ từ khi chúng còn non và họ sẽ mắng nếu thấy có mất mát. Mẹ dạy chúng tôi rất nghiêm. Không được tự ý làm những gì mà ba mẹ chưa cho phép, nhất là bẻ trái trong vườn.

Có lần tôi thấy đào chín vàng cây thơm lừng, thèm quá bẻ trộm một trái lận lưng nhưng chưa kịp trốn đi ăn vụng đã bị mẹ bắt được và cho ăn... roi, mẹ bảo làm như vậy là xấu, không ai thương. Tôi không sợ cây roi, chỉ sợ không ai thương. Đánh đòn tôi mà sao mẹ lại khóc!

Ba tôi là lao động chính trong nhà, ông làm hết những việc cực nhọc, không kể giờ giấc, mưa nắng. Đến khi ba ngã bệnh một thời gian dài thì bao gánh nặng dồn hết lên vai mẹ. Mẹ phải cáng đáng từ trong ra ngoài. Lo ăn lo mặc cho cả nhà, lo thuốc men cho chồng. Một mình mẹ buôn gánh bán bưng, thức khuya dậy sớm đến người gầy đét lại. Lắm lúc thấy mẹ ngồi khóc lặng lẽ.

Bận rộn thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến con mình. Cả xóm hồi ấy ai cũng cho con mình học để biết đọc biết viết rồi nghỉ đi làm mướn phụ giúp gia đình, họ bảo: "Đong lúa bằng táu, không ai lấy táu đong chữ, lấy chữ nấu cơm ăn được!". Riêng mẹ lại bảo: "Dù phải ăn rau luộc thay cơm cũng ráng nuôi các con ăn học sau này lớn lên mà đỡ tấm thân chứ không như mẹ bây giờ. Ba mẹ không có tài sản để lại cho các con, chỉ cho các con cái chữ, ráng học mà nuôi thân".

Năm tháng trôi qua, chúng tôi trưởng thành, mỗi người mỗi việc, có một điều đơn giản nhất là làm cho mẹ vui mà chúng tôi chưa ai làm được trọn vẹn. Mẹ không trách, thỉnh thoảng chỉ nói dỗi vài câu, bởi trong lòng mẹ chúng tôi vẫn còn bé lắm dù đã có công ăn việc làm ổn định. Đứa nào giỏi mẹ mừng, đứa nào dở mẹ an ủi động viên. Cái mẹ cho đi nhiều vạn lần cái mẹ được nhận lại. Mẹ bảo: "Không cần mâm cao cỗ đầy, thấy các con được nên người là mẹ vui rồi".

Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời những đứa con là có được gia đình ấm áp tràn đầy tình yêu thương, có được một người mẹ giàu lòng bao dung. Và tôi thấy mình là đứa may mắn trong những đứa con có được niềm hạnh phúc ấy. 

Anh Thư (Theo Tuổi Trẻ)


Về Menu

Nỗi niềm về mẹ

一日善缘 ve 忍四 giã อธ ษฐานบารม 緣境發心 觀想書 Thử 佛教蓮花 佛教算中国传统文化吗 さいたま市 氷川神社 七五三 お札の仏壇への供え方 簡単便利 戒名授与 水戸 陈光别居士 每年四月初八 仏壇 通販 川井霊園 chuong x sau la thu va cai chet cua dam hoang tuc thánh tim hieu ve duy thuc va tinh do tin 飞来寺 蒋川鸣孔盈 Chùa Bạch Mã cái nôi của Phật giáo Bàn オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 市町村別寺院数順位 供灯的功德 pháp sư nikkyo niwano 二哥丰功效 饿鬼 描写 Tin một cõi đi về cõi vọng อธ ษฐานบารม khẩu 雷坤卦 Thành lễ húy kỵ tổ sư khai sơn thiên thai 佛经讲 男女欲望 천태종 대구동대사 도산스님 金宝堂のお得な商品 饒益眾生 Sữa mẹ giúp giảm nguy cơ bệnh bạch sự Đạm thực vật giúp no lâu hơn đạm 佛教書籍