Mẹ tôi, một phụ nữ lam lũ như bao người phụ nữ lam lũ khác. Hơn nửa cuộc đời sống cho gia đình mình bằng tất cả yêu thương mình có. "Con chim đa đa đậu nhánh đa đa, chồng gần không lấy đi lấy chồng xa".

Nỗi niềm về mẹ

Mẹ tôi, một phụ nữ lam lũ như bao người phụ nữ lam lũ khác. Hơn  nửa cuộc đời sống cho gia đình mình bằng tất cả yêu thương mình có. "Con chim đa đa đậu nhánh đa đa, chồng gần không lấy đi lấy chồng xa".

Ba mẹ cưới nhau xong thì mẹ ly xứ, bắt đầu một cuộc sống mới nơi quê chồng để trọn vẹn phận dâu thảo, vợ hiền. Chỉ có mẹ mới hiểu hết cái khó, cái khổ. Tình yêu ba dành cho mẹ rất lớn nhưng chung quanh vẫn còn các cô, đối với mẹ họ rất xét nét và ông bà nội thỉnh thoảng lại hao hụt sự công bằng đối với con dâu.

Ảnh: Rod

Mẹ làm dâu vài năm thì được nội cho mượn tạm chỗ đất vườn để cất nhà ra riêng, của cải ông bà cho làm vốn là ổ trứng gà chưa đầy chục, một cái lu nhỏ và vài cái nồi cũ. Quanh vườn nhà trái cây rất nhiều, các cô đếm kỹ từ khi chúng còn non và họ sẽ mắng nếu thấy có mất mát. Mẹ dạy chúng tôi rất nghiêm. Không được tự ý làm những gì mà ba mẹ chưa cho phép, nhất là bẻ trái trong vườn.

Có lần tôi thấy đào chín vàng cây thơm lừng, thèm quá bẻ trộm một trái lận lưng nhưng chưa kịp trốn đi ăn vụng đã bị mẹ bắt được và cho ăn... roi, mẹ bảo làm như vậy là xấu, không ai thương. Tôi không sợ cây roi, chỉ sợ không ai thương. Đánh đòn tôi mà sao mẹ lại khóc!

Ba tôi là lao động chính trong nhà, ông làm hết những việc cực nhọc, không kể giờ giấc, mưa nắng. Đến khi ba ngã bệnh một thời gian dài thì bao gánh nặng dồn hết lên vai mẹ. Mẹ phải cáng đáng từ trong ra ngoài. Lo ăn lo mặc cho cả nhà, lo thuốc men cho chồng. Một mình mẹ buôn gánh bán bưng, thức khuya dậy sớm đến người gầy đét lại. Lắm lúc thấy mẹ ngồi khóc lặng lẽ.

Bận rộn thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến con mình. Cả xóm hồi ấy ai cũng cho con mình học để biết đọc biết viết rồi nghỉ đi làm mướn phụ giúp gia đình, họ bảo: "Đong lúa bằng táu, không ai lấy táu đong chữ, lấy chữ nấu cơm ăn được!". Riêng mẹ lại bảo: "Dù phải ăn rau luộc thay cơm cũng ráng nuôi các con ăn học sau này lớn lên mà đỡ tấm thân chứ không như mẹ bây giờ. Ba mẹ không có tài sản để lại cho các con, chỉ cho các con cái chữ, ráng học mà nuôi thân".

Năm tháng trôi qua, chúng tôi trưởng thành, mỗi người mỗi việc, có một điều đơn giản nhất là làm cho mẹ vui mà chúng tôi chưa ai làm được trọn vẹn. Mẹ không trách, thỉnh thoảng chỉ nói dỗi vài câu, bởi trong lòng mẹ chúng tôi vẫn còn bé lắm dù đã có công ăn việc làm ổn định. Đứa nào giỏi mẹ mừng, đứa nào dở mẹ an ủi động viên. Cái mẹ cho đi nhiều vạn lần cái mẹ được nhận lại. Mẹ bảo: "Không cần mâm cao cỗ đầy, thấy các con được nên người là mẹ vui rồi".

Hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời những đứa con là có được gia đình ấm áp tràn đầy tình yêu thương, có được một người mẹ giàu lòng bao dung. Và tôi thấy mình là đứa may mắn trong những đứa con có được niềm hạnh phúc ấy. 

Anh Thư (Theo Tuổi Trẻ)


Về Menu

Nỗi niềm về mẹ

ブッダの教えポスター thi nghiep qua se ra sao 佛 去掉手 ăn vì sao phật tử nên ăn chay thiểu quan æ æ 茶湯料とは 打七 song phà p Cách chăm sóc da tiếp da tốt cho tho Mách bạn địa chỉ quán cơm chay ngon 阿弥陀佛 什么时候出现 Dưới bóng Từ bi Truyện van ëng お墓 hãy đem tâm tu hành cúng dường đức Mập Già Đồng Tháp Húy kỵ Hòa thượng Hồng Kim lộ お墓のお Di Không nên cho trẻ ăn nhiều pizza การกล าวว ทยาน KINH Yoga tốt cho cả người lớn và Ngăn Vu lan khúc nhận diện và chuyển hóa tâm bệnh Mat 若我說天地 Bơ đậu phộng giàu dưỡng chất Đôi tai có thể tiết lộ nhiều điều Tia sáng soi đường Bảo quản rau tiểu sử hòa thượng thích trí tịnh lục tổ huệ năng phần 1 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 Nguyen cổ mở rộng chu vi của từ ái Vi khuẩn vùng miệng tiết lộ nguy cơ ung Quan