Xin gửi những lời chúc tốt đẹp đến “Người tuyệt vời nhất”, người đã làm tất cả cho chúng ta có được như ngày hôm nay. Tuy ngôn ngữ không thể nào tả hết được ân nghĩa mà song thân đã dành cho ta nhưng hãy thể hiện những gì trong khả năng của mình cho dù đó
Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

là món quà nhỏ, một cái ôm chân thành, một bữa cơm gia đình ấm cúng,… bao nhiêu đó thôi cũng làm họ ấm lòng.
Cứ độ trung tuần tháng bảy, mọi người lại tìm về những ngôi già lam để kỷ niệm ngày lễ Vu Lan – Ngày Báo Hiếu. Cho nên:

“Trung nguyên ngày hội vọng Vu Lan

Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn

Những ai là kẻ mang ơn nặng

Xin vận lòng thành đón Vu Lan.”


Vần thơ ấy như hồi chuông nhắc nhở chúng ta hãy làm một điều gì đó có ý nghĩa dâng lên đấng sinh thành nhân mùa “Báo Hiếu”. Đừng để guồng quay của cuộc sống bên ngoài khiến chúng ta quên đi người tuyệt vời nhất trong cuộc đời đang mãi dõi theo từng bước chân của chúng ta.

Nguồn gốc “Lễ Vu Lan”

Lễ Vu Lan – Mùa Báo Hiếu, được bắt nguồn từ thời Phật còn tại thế. Bằng tâm đại bi Ngài đã hướng dẫn phương thức báo hiếu song thân, và người đầu tiên tiếp nhận là Moggalla (Mục Kiền Liên). Sau khi Tôn Giả Mục Kiên Liên đắc thánh quả với “Thần thông đệ nhất” Ngài liền dùng thiên nhãn quán chiếu, thấy thân mẫu sanh làm ngạ quỷ, và liền đến bạch Phật để tìm cách cứu mẹ.

“Vu Lan” là danh từ gọi tắt của “Vu Lan Bồn”, tiếng Phạn là Ullambana. “Ullam” dịch là “treo ngược” (đảo huyền), nói về cái khổ của người chết như bị treo ngược, cực kỳ thống khổ. Chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana”, dịch là “cứu giúp”. Như vậy “Vu Lan Bồn” là giải cứu tội bị treo ngược. Phật đã dạy về phương pháp và cách thực hiện trong “Kinh Vu Lan Bồn, từ đó ngày lễ Vu Lan” ra đời.

Mặc dù đã trải qua hơn 2600 năm đầy biến động của lịch sử, nhưng lời Phật dạy vẫn trường tồn với thời gian. Ngày lễ ấy không còn được coi là nét đặc trưng của văn hóa Phật giáo, và không chỉ nhìn trên phương diện tâm linh mà ngày nay được biết đến như lễ hội văn hóa đầy tính nhân văn của tình người.

Kinh tạng đã nêu rõ mục đích của ngày lễ Vu Lan nhằm hai mục đích:

 Báo hiếu cha mẹ hiện tiền bằng những hành động về tinh thần lẫn vật chất

 Báo hiếu cha mẹ đã hóa vãng nhiều đời nhiều kiếp bằng những việc làm thiện lành để hồi hướng công đức.

Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

“Ơn cha nghĩa mẹ” tuy đã ngốn không biết bao nhiêu là giấy mực của những đại thi hào trên thế giới. Bersot đã từng cất lời ca ngợi “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. “Trái tim người mẹ” thể hiện tình yêu bất diệt, vĩnh hằng mà người đã dành cho chúng ta. Đó cũng là bến đỗ bình yên cho chúng ta khi gặp sóng gió của cuộc đời. Cho nên:

“Cơm người khổ lắm ai ơi

Chẳng như cơm mẹ chỉ ngồi xuống ăn”


Qua đó cho ta thấy được chữ “tình” mà mẹ dành cho ta không thể tả hết bằng lời chỉ biết cảm nhận và thấu hiểu bằng con tim.

Ngày nay, ai cũng có cho riêng mình một thần tượng, một mẫu nam thần trong tư tưởng. Nhưng đối với tôi dường như chúng ta đang quên đi những sự hy sinh thầm lặng của người chiến binh đã có những chiến công lặng lẽ nhưng mang đến giá trị vô cùng tuyệt vời cho sự sống của chúng ta. Nói đến đây chắc mọi người cũng đoán ra đó là ai rồi phải không?

Đó không phải là những “Hoàng tử bạch mã” xuất hiện trên màn ảnh, lại càng không phải những soái ca trong “Hậu duệ mặt trời”, đúng vậy đó là “Cha”.

Nhắc đến “Công ơn sinh thành” ai cũng nghĩ đến “Mẹ” nhưng chúng ta lại quên mất hình ảnh lặng thầm của một người cha. Thật vậy Chế Lan Viên có câu:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”


Qua đây chúng ta vẫn chưa thấy bóng dáng của người đàn ông quyền lực. Ca dao có câu:
“Còn cha gót đỏ như son. Một mai cha mất gót con thâm xì.”

Nhắc đến “Cha” hình ảnh đầu tiên sự lam lũ, là chiếc áo đẫm mồ hôi, là làn da ngâm đen đầy sương gió của cuộc đời. Cha làm mọi thứ miễn cho con được bằng bạn bằng bè, nhưng cha mãi không nói ra ! Chúng ta vẫn thường nghe “Nước mắt đàn ông chảy ngược vào, trong không như người mẹ chảy ra ngoài”. Im lặng không có nghĩa là ngừng yêu thương, tình cha là vậy đấy lặng thầm nhưng hùng vĩ.

Mùa báo hiếu lại đến, những giá trị thực tế mà buổi lễ mang lại nhằm đánh thức chúng ta về công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng sinh thành. Dẫu biết rằng còn rất nhiều người chưa ý thức công ơn ấy nên đâu đó chúng ta vẫn thường nghe trên nhiều mặt báo về hành vi giết cha, giết mẹ. Nếu xét về phương diện Phật giáo thì người đó đã phạm “tội ngũ nghịch” sẽ không có kết quả tốt trong tương lai.

Hãy nhớ “Người tuyệt vời nhất” trong đời ta chỉ có hai : Cha và mẹ – Đó là những con người đã không tiếc hi sinh bản thân của họ cho sự tồn tại của chúng ta.Vu Lan lại trở về làm cho hàng ngàn trái tim của bao người thổn thức. Những cành hoa hồng rực rỡ xin dành tặng và chúc mừng cho những ai còn mẹ, và những cành hoa hồng trắng xin chia buồn và gửi đến những ai đã mất mẹ.

Bài viết: "Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang"
Hoàng Phúc - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

ơn cha nặng lắm ai ơi nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang on cha nang lam ai oi nghia me bang troi chin thang cuu mang

VẠthực hành nhẫn nại dùng thiền để giảm stress cho sinh viên Hoằng pháp là phải hướng dẫn Pháp ï¾ ï¼ Món chay từ đậu gà cho mùa chay đủ chiều trong cuộc chơi nầy net van hoa dac trung mua sen no phu nu hoc kinh phat la dang tich duc cho chong thÍ bon on lon ma nguoi phat tu can nho 人鬼和 nét văn hóa đặc trưng mùa sen nở hap dan moi chung ta tai sao chung ta phai song ky nang tu hoi ban nhung van de chung quang danh hieu bo tat quan the hai vị vua hai phương trời một hạnh Sự tích Đức Địa Tạng Vương Bồ tát 7 thói quen xấu có hại cho sức khỏe Không nên cho trẻ dưới 10 tuổi sử Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 3 Bagan tro choi suc sac trước ï¾ï¼ yeu thuong ai thi phai giup nguoi ta bot kho đức phật hiện thân của hòa bình Chén trà của Hòa thượng Thiện Siêu Bài thuốc chữa ho cảm cho người Tư liệu đặc biệt về quê ngoại nhà Đi tìm nơi an táng của thi hào Nguyễn Du nơi có nhiều truyền thuyết vẫn chưa có nữ lam the nao de khong tro thanh nan nhan tu nhung Nhâ n biê t 5 loại rau hay phun ho a khà å ç Tiểu sử Hòa Thượng Thích Nguyên cách xưng hô trong phật giáo Mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh hay thoi an phan sắp chết hoa phuoc duoi goc nhin cua phat giao ngu duoi goc cay Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX an tru trong hien tai Trái bần chua Đường xa vạn dặm Công dụng tuyệt diệu của quả xoài đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà Bình Định Sẽ có hội thảo về Tổ sư