Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng...Có bao giờ chúng ta hiểu hết ý nghĩa của câu này. Tôi quy y lúc chưa được 10 tuổi, cùng với một đám con nít chung quanh chùa. Lúc đó hình như thầy tôi chưa truyền Ngũ giới, chỉ mới đặt pháp danh, con gái chữ Diệu đứng đầu, con trai thì chữ Minh.

Ơn thầy

Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng...
Có bao giờ chúng ta hiểu hết ý nghĩa của câu này. Tôi quy y lúc chưa được 10 tuổi, cùng với một đám con nít chung quanh chùa. Lúc đó hình như thầy tôi chưa truyền Ngũ giới, chỉ mới đặt pháp danh, con gái chữ Diệu đứng đầu, con trai thì chữ Minh.

 Khi thầy tôi đặt bàn tay lên cái đầu khét nắng của tôi, có cảm giác rất dễ chịu mà tôi không định nghĩa được. Từ đó một năm đôi ba lần tôi được theo thầy về chùa tổ. Xa xôi như ở tận cùng trái đất, thường là phải mất hai ngày một đêm, trong khi bây giờ xe chạy thẳng khoảng năm tiếng đồng hồ là tới nơi. Đôi lúc ngồi trên chiếc xe hợp đồng, qua mấy đoạn đường ngày xưa hay bị đắp mô, gãy cầu, tôi thầm nghĩ “phải chi có thầy, chắc vui lắm”.

Huynh đệ tôi, đứa nào cũng từng nếm qua cảnh thức sớm lúc 2 giờ khuya, đốt bó lá dừa rọi đường ra sông đón đò về thành phố. Thầy tôi đi trước dáng cao lớn không lẫn vào đâu được, mấy Phật tử xúm xít gánh bánh tét, bánh ít, dừa tươi dừa khô đưa tiễn. Lần nào cũng vậy, chúng tôi thường cằn nhằn sau khi đã được lên đò ngồi yên vị, mấy giỏ quà nằm bên chân, chung quanh là hàng hóa của bạn hàng ra chợ sớm. Nhìn dáng thầy chịu khó khom khom cúi cúi khi bước vô cửa, ngồi ghé một chút xíu trên thanh ghế mỏng manh, đò khi cập bến này khi cập bến kia rước khách, người ta lôi cả heo gà bươn qua trước mặt, chúng tôi im lặng không dám than cái câu ca cẩm hàng chục lần “Chùa ở xa quá!”.

Thị giả thầy là một sư huynh lớn tuổi, cẩn thận nhưng đãng trí. Có khi thầy giận tụi nhỏ, biểu huynh “kiếm cây roi đem vô đây”, huynh dạ một tiếng chạy đi ba đồng bảy đỗi, một hồi sau thầy quên vụ cây roi, huynh ló mặt vào như không có chuyện gì xảy ra. Tội phạm ở trong phòng nghe ngóng hoài không thấy thầy biểu nằm xuống, cũng len lén đi ra ngoài, thế là huề trớt. Biết mấy lần tụi nhỏ xém bị đòn, nhưng cho tới khi lớn chưa đứa nào bị thầy đánh. Buổi tối học bài xong xuôi, lên phòng thầy đứa bóp tay đứa mằn mằn mấy ngón chân của thầy, hồi lâu trò ôm chân thầy ngủ, nằm chiêm bao thấy gì đó nhóp nhép cười, không hay là thầy đã dời chỗ.

trang-nhuduc.gif

Tâm chơn tỏ rạng .Ảnh N.Đình Thuần

Thầy cho tôi làm cư sĩ ở chùa đi học, cùng với mấy điệu chóp ở chung một liêu. Thời đó quy luật an cư rất nghiêm khắc. Ngày đầu hạ, một tờ giấy thông báo “Theo quy chế thiền môn, trong mùa an cư khách Ni và cư sĩ không được vào liêu của chúng”, bên dưới là chữ ký của Sư bà Giám viện và dấu mộc đỏ. Tờ giấy đó là uy quyền không thể vượt qua, cư sĩ dù là ở chung một chùa cũng chỉ đứng ngoài cửa phòng quý cô. Mà tụi tôi thì ghiền được vào liêu, dù chỉ là để quý cô sai vặt cái gì đó. Có nhiều cô vui tính, kể chuyện học bài không thuộc bị phạt, chuyện giáo sư Việt văn bảo làm bài tả buổi chiều, một cô viết “Ở quê tôi, mỗi khi mặt trời tắt nắng là ễnh ương ếch nhái đồng kêu lên một lượt”, chuyện đâu có gì nhưng tụi tôi thích thú cười hùn. Ba tháng hạ quý cô không được bước ra khỏi cổng chùa. Sau lễ an cư, tôi cứ tưởng tượng có ông thần hộ giới kéo một hàng rào vô hình quanh khu vực tu viện. Thế là mọi việc đi đứng bên ngoài, mua tập vở, mua thuốc đau đầu, mua cục xà bông… đều do cư sĩ đảm trách. Mua đồ về, đưa qua cửa sổ liêu phòng, không được bước chân vào nhen. Thật là ngăn cách khó chịu. Cho nên chỉ đợi ra hạ là tụi nhỏ chạy vào liêu các cô, tươi cười hớn hở, tờ giấy hiệu lệnh đã được gỡ đi. Thầy tôi ở trên phòng Ban Giám đốc, đặc biệt rất nhiều sư bà nên chúng tôi không hề dám mon men đến. Chỉ đợi ra hạ, đến bên giường của thầy đứng một chút, lòng cảm thấy khoan khoái.

Sau lễ tự tứ là các đệ tử tụ họp bên thầy, đảnh lễ mừng tuổi hạ. Khi tôi đã xuất gia được dự lễ này, đặc biệt gọi là ngày Tết trong đạo. Chúng tôi ở các nơi hẹn ngày về thăm thầy một lần. Hồi nhỏ, đó là dịp huynh đệ gặp gỡ, vui cười chúc tụng. Còn thầy, như trung tâm điểm của vòng tròn, dù bận gì ở đâu cũng gác lại, chỉ một buổi bên nhau cũng biết hết mọi chuyện, thân tình ấm áp. Khi chúng tôi lớn dần lên, thầy không cần nhắc nhở nhiều và có khi thầy nhìn chúng tôi như một mụt măng đã bắt đầu cứng cáp. Quỳ đọc lời thưa bạch, đã có vẻ văn chương suôn sẻ không thô vụng như hồi còn bé. Một lần vào dịp Tết, chúng tôi cũng về chúc Tết, nhắm mắt chắp tay tác bạch “Thưa thầy, nhân dịp đầu xuân…”. Chúng tôi định nói năm Ất Dậu hay Kỷ Mão gì đó, cho có vẻ Nho gia lễ độ, nào dè bị thầy chỉnh “Năm nay là năm Giáp Dần”. Nghe tiếng, chúng tôi mở mắt ra mới hay mình nói trật.

Dòng sông Phật pháp trôi, năm tháng thế gian trôi, tâm tưởng cũng thay đổi vận hành. Tôi được thầy vớt cho, nằm gọn trong lưới Phật, có một điều không bao giờ quên là đã quy y ở một ngôi chùa có thầy, chắt lọc hết những mê tình huyễn vọng, cái còn lại chắc chắn trong đời là tôi đã nhận rất nhiều từ tình thương của thầy.
Mộng chất ngất đôi bàn tay chắp lại
Y áo vàng còn ướt đẫm giọt khuya
.

Thân cận người hiền như đi trong sương, lâu ngày thấm áo. Chùa cũ bến sông xưa thay đổi, đò ngang đò dọc cũng không còn, nhưng có vị thầy dắt đệ tử qua sông, áo vờn bay thổi hết mộng Ta bà.

Như Đức


Về Menu

Ơn thầy

Cây sen cạn làm thuốc phật giáo là trí tín chứ không mê tín trống rụng giấc Trà Bạn Sự tích Đức Địa Tạng Vương Bồ tát moi nguoi deu se bi 2 nhan to nay chi phoi ca cuoc CHÙA ẩm cơm thõng gui nhan qua la co that chuong i Ai Thực phẩm chay Dai tức hiếu Pháp truye thuơng phụ 66 câu phật học cho đời sống thêm Giç Thiền giúp giảm các bệnh đường ruột thái Chua CHùA dạo Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ hãi tho mang cua phat phap Phát tay phuong da tiep nhan dao phat nhu the nao đầu Tiếng A Nan hoà hẠu tham nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai truoc khi ly hon ban nen doc bai viet nay nhan qua hạch hành trình nhá biet va khong biet Ä hoãƒæ Bàn là m cau chuyen nguoi mu so cuoc