HỎI Việt Nam có hai Giáo hội Phật giáo, hai Giáo hội này chống đối nhau kịch liệt Thưa thầy, chiếu theo tinh thần lục hòa của nhà Phật, các thầy có thể ngồi lại với nhau để hòa giải và tìm một hướng đi chung không Phật tử chúng con rất đau lòng khi thấ
Phải làm gì khi đứng giữa hành chánh của giáo hội và pháp môn của Phật?

HỎI: Việt Nam có hai Giáo hội Phật giáo, hai Giáo hội này chống đối nhau kịch liệt. Thưa thầy, chiếu theo tinh thần lục hòa của nhà Phật, các thầy có thể ngồi lại với nhau để hòa giải và tìm một hướng đi chung không? Phật tử chúng con rất đau lòng khi thấy các thầy chia rẽ, và như vậy làm giảm uy tín của đạo Phật? (Trích Mười Điều Tâm Niệm)
Đáp: 

Chúng tôi rất lấy làm cảm kích với câu hỏi được đặt ra như là sự quan tâm đối với tương lai của Phật giáo Việt Nam. Trước nhất phải xác định rõ là tông chỉ của đạo Phật mô tả về bản chất của Tăng đoàn là hòa hợp chúng; trong bài Tam tự quy y ở phần cuối “Thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại”. Thống lý là xuyên suốt. Ðại chúng là nhiều giáo hội, nhiều tông môn, nhiều thành phần, nhiều người khác nhau và kết quả là không có bất kỳ chướng ngại, trở ngại nào. Làm được như thế thì bản chất của Tăng đoàn mới được phát huy và ta mới xem đó là viên ngọc quý.

Hiện nay Việt Nam có hai Giáo hội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) được thành lập năm 1964, như là kết quả tất yếu của vận động thống nhất sau việc đấu tranh thành công đối với chính quyền Ngô Ðình Diệm. GHPGVN được thành lập vào năm 1981. Đứng từ hải ngoại, ta có cảm giác rằng hai Giáo hội đang chống đối lẫn nhau kịch liệt. Nhưng hầu như những thành phần trong nước không hề có ý kiến phân biệt như vậy.

Ðây là đại phước báu của Phật giáo Việt Nam. Nếu tất cả trong số bốn mươi lăm ngàn Tăng Ni có mặt tại Việt Nam chống lại GHPGVNTN như một số người suy diễn, thì đạo Phật sẽ đi về đâu? Ðạo Phật sẽ trở thành một địa ngục trần gian. Rất may họ đều ẩn nhẫn, không đính chính, không chống, cứ thầm lặng đi trên con đường hoằng pháp, giáo dục, từ thiện để đưa đạo Phật đi vào trong cuộc đời với một nghịch cảnh mà đạo Phật đã có mặt ở Việt Nam trong mấy chục năm trở lại đây.

Trong bài thuyết trình về bốn thách đố đối với PGVN, có nêu ra thách đố thứ nhất là thách đố ý thức tư tưởng. Ðể được tồn tại và không mất đi thì rất khó. Tồn tại thế nào để mang an vui cho Phật tử lại càng khó. Tồn tại thế nào để trong Tăng đoàn vẫn được hòa hợp mà không bị nát ra thành từng mảnh vụn như ở hải ngoại tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác lại càng khó hơn.

Trở về truyền thống tâm linh của Phật giáo là pháp môn hành trì. Ðừng quá đặt nặng tầm quan trọng của Phật giáo vào các giáo hội, vì giáo hội được thành lập do con người tạo ra. Khi thành lập cơ chế hành chánh cho giáo hội, một mặt có cái tốt nếu tông chỉ của giáo hội đúng theo lời Phật dạy trong các pháp môn, thì con đường hành trì sẽ được nhất quán trên toàn quốc, hay toàn thế giới.

Nếu tông chỉ, hay các giáo chỉ, sắc lệnh, giới lệnh đưa ra từ các giáo hội mà ngược lại tông chỉ pháp môn của đức Phật thì toàn là súng ống, tang tóc, hận thù, phiền não, nghiệp chướng. Do vậy bản chất cơ chế của giáo hội luôn cho một yếu tố thế tục hóa về phương diện hành chánh. Khi thế tục hóa này có mặt, nếu không khéo sẽ có trường hợp buôn thần, bán thánh như Va-ti-căn đã từng diễn ra mấy nghìn năm trước.

Chính vì thấy rõ đều này, nên trước khi đức Phật nhập Niết bàn, đệ tử của Ngài đã hỏi ai sẽ kế Ngài để lãnh đạo Tăng đoàn; lời giáo huấn của đức Phật là lấy giới luật làm thầy, lấy giáo pháp làm thầy chớ không cắt cử một người nào lãnh đạo Tăng đoàn. Hiện nay, bất cứ giáo hội nào ta thấy không có Tăng thống thì cũng có Pháp chủ. Đó cũng có phần hay, nhưng ngược lại có nhiều giáo chỉ, sắc lệnh của các giáo hội chẳng đi đâu vào đâu, chẳng đúng vào pháp môn của đức Phật, nên rất nhiều Phật tử phải khổ đau bởi những giáo chỉ, sắc chỉ đó.

Trong điều tâm niệm: “Nghiên cứu tâm tánh đừng cầu không khúc mắc” thì ta phải đặt lại tất cả các giáo chỉ, giáo luật, sắc chỉ, sắc luật hiến chương của giáo hội xem có phù hợp với lời Phật dạy hay không, nếu phù hợp thì ta hành trì; không phù hợp thì lẳng lặng làm thinh không theo. Ta cũng không cần phải chống đối vì mỗi người làm sai đều phải chịu trách nhiệm, hậu quả của mình trước những quy luật vận hành tự nhiên của vạn vật. Do đó, ta không cần phải bận tâm chống đối hay ủng hộ. Cứ đi theo Pháp môn hành trì của đức Phật thì có được an vui, hạnh phúc, bình an, giáo hội nào đi sai sẽ chịu về nhân quả.

Giữa Phật và giáo hội ta nên chọn Phật bởi vì Phật là người đã trút sạch phiền não tham, sân, si. Ngài không bao giờ sai. Tuệ giác của Ngài là siêu việt, vượt thời gian không có giới hạn. Giáo hội dựng lên các giáo luật để phù hợp với môi trường, hoàn cảnh lịch sử, nên có cái đúng, cái sai. Ta không dại gì bỏ cái đúng mà đi theo cái sai. Giữa hành chánh của giáo hội, và pháp môn của Phật ta nên chọn pháp môn. Sẽ có một tương lai rất gần, đạo Phật Việt Nam sẽ đi vào con đường pháp môn hoặc là Thiền, Tịnh, Mật.

Trong các pháp môn đều có phương diện hành chính để vận hành, hướng dẫn, xây dựng tâm linh, và cơ cấu hành chính của giáo hội rụng bớt; bởi vì có một cơ chế hành chính là có biết bao sự rắc rối. Giáo hội nào, cơ chế hành chính nào dù có vận hành cách mấy, vẫn có những cực đoan và điểm bất toàn. Còn cơ chế của Pháp môn ta thấy ứng hợp với phần lớn căn cơ, không tranh chấp, quyền lợi, đấu tố mà chỉ toàn là sự hành trì. Con đường tâm linh mới chính là giải pháp cho PGVN ở hiện tại và tương lai.

Con số 0,0% của giáo hội trong nước bất đồng với GHPGVNTN là lên tiếng mang tính cách cá nhân chớ không thuộc về quan điểm của giáo hội trong nước, điều đó vô cùng hay. Ở hải ngoại, ta thấy những vị có chủ trương trung lập, trung hòa theo giáo chỉ số chín đã bị loại ra khỏi GHPGVNTN vì đã vu cáo những Tăng, Ni chân chính. Họ đang phải suy nghĩ lại phương cách làm đạo và chủ trương của GHTN.

Hầu như những người theo thống nhất cực đoan, toàn là những người vu cáo, chụp mũ hầu như là gần năm chục ngàn Tăng, Ni trong nước, trong đó có rất nhiều Tăng, Ni tu hành chân chính là cộng sản, thì những vị vu cáo phải chịu trách nhiệm trước nhân quả. “Ðừng quơ đũa cả nắm” là câu nói trong dân gian ảnh hưởng tuệ giác của nhà Phật. Năm mươi mấy ngàn Tăng Ni chỉ một đường theo Phật mà gán ghép họ theo này theo nọ là một sai lầm về phép luận. Xét về nhân quả, nói xuyên tạc như thế sẽ gây ra hậu quả nặng nề.

Chúng tôi cũng rất mong những giáo hội, bất kỳ là giáo hội nào, đi theo con đường tâm linh nào, nếu chưa đủ dữ liệu thì đừng vội vàng gán, kết tội người khác. Làm như thế sau này hối hận cũng muộn màng. Cứ đi theo con đường tâm linh, điều gì đúng theo chân lý, ta tuyên bố. Điều gì tuyến bố đúng thì tốt, tuyên bố không có lợi ta nên yên lặng. Yên lặng không đồng nghĩa với hèn nhát. Nếu hiểu đồng nghĩa với hèn nhát thì đức Phật phải là hèn nhát số một. Bởi vì Ngài dạy ta yên lặng trong thiền định. Ngài chẳng những không hèn nhát mà còn có bản lĩnh về tuệ giác để nhìn xa, thấy rộng, chuyển hóa phiền não trở thành con người minh triết; không vướng bận trong khen chê, để ta có cuộc đời thong dong, và trung lập.

Ðây chính là con đường tâm linh mà ba đời đức Phật hiện tại, quá khứ và vị lai đã đi qua, đang đi qua và sẽ đi qua. Là những người tu sĩ Phật giáo, nên đi theo con đường trung lập, đừng để chính trị làm cho chúng ta thất điên bát đảo; vì điều đó sẽ chịu nhiều chi phối của quy luật thời gian.

Chính thể nào dù họ có cho là đỉnh cao của hiện đại hay là vĩnh viễn với thời đại đi nữa cũng vô thường tan biến, chân lý là siêu việt thời gian. Rất mong các nhà cầm cân, nảy mực của các giáo hội ý thức rõ về lời dạy bất hủ của đức Phật, để không hướng dẫn Tăng, Ni, Phật tử vào con đường bế tắc.

Việc trở về với pháp môn sẽ làm cho hòa khí của các giáo hội không thương tổn lẫn nhau. Nếu không đạt được mức tối đa như Hoa Kỳ sẽ làm cho Phật giáo chia thành nhiều mảnh vụn. Ta thử đặt vấn đề rằng đạo Phật Việt Nam mấy chục năm với nhiều tông môn khác phái, với nhiều giáo hội khác nhau, ta đã làm gì cho Phật giáo ngoài việc đấu tố và chụp mũ lẫn nhau trên báo đài, các phương tiện truyền thông, Internet và trên các diễn đàn, hầu như toàn là sự đổ nát. Do đó phải trở về pháp môn hành trì.

Cứ đi theo con đường hành thiền nếu ta thích thiền. Đi con đường của Tịnh độ nếu ta thích Tịnh độ. Ta đi con đường của Mật tông nếu ta thích Mật tông thì quần chúng sẽ đến với ta ngày càng nhiều. Phật tử đang thiếu là tâm linh, là an vui, là giải thoát, chứ họ không thiếu chính trị. Họ quá dư thừa, quá chán nản mệt mỏi mới tìm đến đạo Phật; khi vào chùa lại bị các thầy truyền nạp chính trị, chống bên này, ủng hộ bên kia, cuối cùng họ sẽ bỏ chùa, Phật tử là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
 
Bài viết: "Phải làm gì khi đứng giữa hành chánh của giáo hội và pháp môn của Phật?"
Thích Nhật Từ - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

phải làm gì khi đứng giữa hành chánh của giáo hội và pháp môn của phật? phai lam gi khi dung giua hanh chanh cua giao hoi va phap mon cua phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

câu chuyện về niệm phật và cầu 3 người đời vui buồn trong được mất Kinh dien Thủ Trò nen cung tat nien nhu the nao Phát xuat thé phụ Phật giáo dam tang am Ð Ñ Ñ Ð Ð Ð húy Phà Štổ sư nguyên thiều với hành tung và thi Bí quyết để sống vui sống khỏe Macchabée mãi tri ân người Không phải là lời của Phật thuc giao phap thoi luan khong bien ho hay tien doan An chay CÒn Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá lÃÅ Sự giác ngộ dễ thương duyen Chánh niệm có lợi cho cả thân và tâm phan ung cua phat giao truoc cuoc tranh cu tong ngà chùa Ông ç giao nghia trá THICH cả chùa tượng sơn chua khai tuong Chùa Ông lý ò cửa Thư thoÃƒÆ nhung thang nam lam chu tieu 5 tan o thai lan ban ve dao phat cung nguyen cong tru tam thu goi chi 17 phan 2 chet BÃ åº Nghệ