Phật giáo cũng đã ảnh hưởng mạnh đến tất cả các tôn giáo khác Nó tác động rất lớn đến Ấn Độ giáo, một tôn giáo có mặt trước thời kỳ Phật giáo xuất hiện Phật giáo cũng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Khổng giáo, Lão giáo, Nhất Thần giáo và tất cả các tôn giá
Phật giáo là một tôn giáo hay một triết lý của cuộc sống

Phật giáo cũng đã ảnh hưởng mạnh đến tất cả các tôn giáo khác. Nó tác động rất lớn đến Ấn Độ giáo, một tôn giáo có mặt trước thời kỳ Phật giáo xuất hiện. Phật giáo cũng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Khổng giáo, Lão giáo, Nhất Thần giáo và tất cả các tôn giáo khác ở phương Đông.

Phật giáo là một tôn giáo hay một triết lý của cuộc sống

Tôi nghỉ rằng câu trả lời cho vấn đề này là cả hai, nhưng còn tùy thuộc vào bạn hiểu như thế nào về tôn giáo và triết lý của cuộc sống. Do đó, tôi đưa ra quan điểm một phần dựa vào câu hỏi và phần khác dựa vào kiến thức của mình về Phật giáo.

Đạo phật là một tôn giáo bởi vì nó bao hàm các yếu tố đức tin, tín ngưỡng và chuyển hóa tự thân, không thuộc về một số triết lý, nhưng tôi tin chắc rằng đó là các nết đặc trưng riêng biệt của các tôn giáo. Đối với tất cả các tôn giáo, tôi  đã trình bày đức tin, tín ngưỡng là tối quan trọng và cũng là khía cạnh chuyển hóa tự thân. Con người ồ ạt quay về với tôn giáo bởi vì họ muốn cải thiện đời sống, chính bản thân họ hoặc tính cách đạo đức hay được sự an ủi cao thượng trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao mà tôn giáo bị cho là “thuốc phiện ru ngủ quần chúng”-năng lực bảo vệ chúng ta thoát khỏi những tình trạng tồi tệ. Ít nhất, nó cho chúng ta sự hiểu biết để trở nên an tịnh thanh thản. Trong ý nghĩa này, tôn giáo là tập hợp các niềm tin khiến chúng ta có được sự thanh thản, nhưng không thể chứng minh khách quan chắc chắn rằng điều đó là sai hoặc đúng.

Triết học của cuộc sống là niềm tin của bạn (tập hợp các ý tưởng) có thể hoặc không thể được áp dụng trong đời sống của chính bạn. Tôi cho rằng tôn giáo là “triết học ứng dụng” mà thông qua đó bạn có thể định hướng và hy vọng cải thiện cuộc sống của mình. Có một sự chồng chéo giữa triết lý của cuộc sống và  tôn giáo, và dĩ nhiên khá mập mờ trong cách chúng ta định nghĩa về chúng. Tuy nhiên, đối với tôi, sự khác biệt chủ yếu là do tập hợp các ý tưởng của bạn (triết lý của bạn về cuộc sống) không thể trở nên một điều gì đó bạn ứng dụng trong thái độ, ý nghỉ và tư cách của mình trên cuộc đời này, nhưng một tôn giáo hiện hữu hoặc phải rất chính xác về điều đó.

Vì thế, trong cách sắp xếp thiếu thực nghiệm, có thể nắm bắt bất kỳ các ý tưởng nào mà mình cảm thấy thích thú, nhưng chúng ta không thể sống với chúng hoặc áp dụng chúng vào trong cuộc sống của mình. Ví dụ, chúng ta đã tin tưởng việc chấm dứt sát hại động vật, nhưng chúng ta lại mang dày da thú và ăn thịt một số động vật. Điều đó được nhìn nhận như tập hợp các ý tưởng chứ không thể hiện qua hành động và cách cư xử dựa trên nó: hoặc thường xuyên gọi nó là đạo đức giả. Tương tự, bạn có thể nắm chắc rằng một người sùng đạo nếu chỉ biết đi chùa/nhà thờ và tụng kinh cầu nguyện, nhưng bản thân người ấy trong cuộc sống lại rất bực bội với người khác, không biết thương yêu, thiếu quan tâm, thậm chí trở nên thù địch với người khác, thì người này tuy có tập hợp các niềm tin không thể hiện niềm tin qua hành động và áp dụng vào trong cuộc sống. Vậy, người ấy là một tín đồ sùng đạo? Thật khó để nói, và nhất định người ấy không phải là một tín đồ sùng đạo. Người ấy nhất định thất bại trong việc áp dụng tôn giáo của mình vào cuộc sống và hằng ngày sống theo nó qua cách cư xử của mình với người khác.

Trong tình hình Phật gáio, cũng như bất cứ một tôn giáo nào, hiện nay, vẫn có những tín đồ chỉ biết đọc kinh cầu nguyện nhưng không hề thực tập theo giáo nghĩa như vậy. Sự thực tập là bản chất của Phật giáo, bởi vì không thực tập thì nó trở thành tập hợp ý tưởng chết không có giá trị vĩnh cửu. Lý do cho điều này là vì Phật giáo tốt hơn được xem như một triết lý tôn giáo ứng dụng. Đó là một tập hợp các ý tưởng về con người và thế giới, nhưng nó cũng có tính chất chuyển hóa cuộc sống khi và chỉ khi nó được ứng dụng.

Bây giờ, bạn có thể lý giải, và nhiều người thực hành, đó là sự chuyển hóa cuộc sống bất cứ bằng cách nào, ngay cả khi chúng ta thường xuyên thực hiện. Đó là sự chuyển hóa cuộc sống đủ để tin tưởng trong một tập hợp các ý tưởng và quán chiếu chúng theo định kỳ. Như vậy, trong ý nhĩa này, bất cứ ý tưởng nào cũng có các tính chất chuyển hóa cuộc sống. Sự chuyển hóa cuộc sống này đủ để tin vào tính bất diệt của linh hồn, nghiệp và tái sanh-nếu chúng ta thường xuyên quán chiếu các ý tưởng này và hoàn toàn tiếp nhận ý nghĩa của chúng. Nó đem lại một một tầm nhìn đầy triển vọng trong tương lai, tương lai của chính chúng ta. Tương tự, từ bi cũng thế. Nếu tin tưởng vào khả năng thần diệu chửa trị bệnh của từ bi trong thế giới này, thì khi bạn ứng dụng nó và tích lũy năng lực của nó, sẽ tạo ra sự cải thiện trong đời sống thế tục. Do đó, Phật giáo bao hàm cả hai phạm trù: tập hợp các ý tưởng và các ý tưởng này được thể hiện qua hành động trong thế giới cũng như cuộc sống của chúng ta. Đó sẽ là câu trả lời của riêng tôi. Một quyển sách tốt để đọc theo các phạm trù này sẽ là bất cứ hoạt động nào do Dalai Lama thực hiện dựa trên sự chuyển đổi chính trị và xã hội thông qua lòng từ bi. Tôi sẽ cố gắng và tìm ra một số tiêu đề cụ thể.

Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa một con người dựa trên ba cấp độ cơ bản: thứ nhất là thái độ hoặc tư cách đạo đức; thứ hai là quan điểm và niềm tin; thứ ba là thông qua thiền định để đạt được trí tuệ và phước đức. Tất cả ba cấp độ này đều là yếu tố cần thiết nhằm cải thiện con người trở nên hoàn hảo. Phương pháp hoặc cách thức chuyển hóa cơ bản tùy thuộc vào truyền thống đặc thù mà bạn chú ý đến. Theo Nguyên thủy Phật giáo (Theravada), hầu hết đó là thông qua sự áp dụng thiền quán niệm hơi thở và gìn giữ đạo đức; đối với thiền, nó mang tính chính yếu thông qua sự nhiệt tâm hoặc ngồi thiền và tác phong cuộc sống nghiêm túc; theo truyền thống Tây Tạng, đó là thông qua hoạt động từ bi, sự thực tập tẩy trần và nghi thức cầu nguyện. Như vậy, đối với những câu trả lời cụ thể cho nghi vấn của bạn liên quan đến Phật giáo, bạn có thể quan tâm đến ý tưởng rằng Phật giáo thực sự  nhấn mạnh về việc chế ngự sân hận, giận giữ và tham vọng như là một con đường dẫn đến bình yên và mãn nguyện của cá nhân. Nếu không có sự chế ngự những tính chất tiêu cực này, thì không có tiến bộ tâm linh bởi vì một người nào đó sẽ tiếp tục tạo ra nghiệp ác gây tổn hại cho mình và người khác. Và cũng có thể sự thực tập thiền định và chánh niệm được đòi hỏi như là phương tiện để đạt đến tuệ giác cao thượng hơn. Điều này được gói gọn trong ba dòng kệ “hãy làm các điều thiện, chớ làm các điều ác, giữ tâm ý trong sạch”.

Cụ thể hơn trong truyền thống Tây Tạng, điều này có nghĩa làm cho tâm ý trở nên thanh tịnh bằng cách dùng mạn-đà-la (mandala: vòng tròn: một phương thức tu học của Phật giáo Tây Tạng) để hiến dâng và đọc thần chú thanh lọc nhất định, không ngừng nuôi dưỡng lòng từ bi đối với mọi thứ, nổ lực tạo ra lợi ích tối đa từ mỗi hành động và tu dưỡng bốn phạm trù vô hạn: tình yêu thương, từ bi, hạnh phúc và bình thản. Những phạm trù này không phải chỉ thực tập một thời gian rồi bỏ, mà chúng phải trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Nếu không bao giờ có kết thúc nào đối với các sự thực tập này, thì cũng như không hề có bất cứ tiêu cực xấu ác nào cần thanh lọc.

Tương tự, một điển hình tốt do Sogyal Rinpoche (một vị Lama có trụ sở ở London, cũng được tìm thấy trong phim “Tiểu Phật” của Burtolucci) trình bày là hình tượng một núi phế liệu và một núi vàng. Sự thực tập của Phật giáo đóng vai trò giống như một lò luyện kim nung cháy một số ngọn núi phế liệu khổng lồ của nghiệp và dần dần sản xuất hoặc chế tạo ra một ngọn núi nhỏ bằng vàng-nghiệp lành và phước đức. Không chỉ cho bản thân mình mà còn cho tất cả chúng sanh như hư không vô hạn. Ngọn núi phước đức này, bạn đem theo mình trong nhiều kiếp sống ở tương lai. Đó là doanh thu trong tài khoản ngân hàng tâm linh của bạn.

Trijang Rinpoche, một trong những thầy giáo của đức Dalai Lama, lần nọ được hỏi tại sao có quá nhiều điều xấu tồn tại trên thế giới, mặc dù dường như tất cả sự thực tập tôn giáo vẫn diễn tiến?. Ông ấy được trả lời: “Cứ tưởng tượng xem nó sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu không có tất cả sự thực tập tôn giáo trong đời”. Tương tự, đức Dalai Lama được hỏi “tại sao ông tái sanh và học tất cả mọi thứ trên thế gian này thêm một lần nữa?” Câu trả lời của Ngài là có cái gì đó giống như vậy: bởi vì bạn chưa bao giờ làm cho chính mình trở nên hoàn toàn thanh tịnh nên luôn luôn có điều gì đó tiêu cực để tiếp  tục  hoàn thiện nó, và chủ yếu là Ngài vì lợi ích cho nhiều người khác. Đạo Phật là một tôn giáo chủ chốt trên thế giới, và theo số lượng, là một tôn giáo lớn nhất và quan trọng nhất.

Tôi cũng cho rằng bất kể phạm vi rộng lớn của nó, Phật giáo là một tôn giáo rất có ảnh hưởng như nó đã từng tạo nên ưu thế mạnh mẽ trong toàn bộ nền văn hóa Viễn Đông, đặc biệt ở Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng và Đông Nam Á nói chung, không chỉ giới hạn trong lãnh vực tôn giáo mà còn bao hàm cả lãnh vực nghệ thuật, tư tưởng và cách cư xử của con người. Nói chung, tín đồ Phật giáo là những người sống rất chu đáo, phản tỉnh và bình yên.

Phật giáo cũng đã ảnh hưởng mạnh đến tất cả các tôn giáo khác. Nó tác động rất lớn đến Ấn Độ giáo, một tôn giáo có mặt trước thời kỳ Phật giáo xuất hiện. Phật giáo cũng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Khổng giáo, Lão giáo, Nhất Thần giáo và tất cả các tôn giáo khác ở phương Đông. Phần lớn sự ảnh hưởng của Phật giáo chủ yếu là tăng thêm sự quan tâm về thiền định, an lạc, bình yên, tôn trọng tất cả sự sống, tỉnh lặng và nuôi dưỡng sự phản tỉnh thanh thản, đặc biệt trong việc tôi luyện cho giới trẻ và người già. Phật giáo cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các tôn giáo cổ đại mang tính phiếm thần của các châu lục vì nó nuôi dưỡng lòng tốt, cách sống hòa bình và điều này có xu hướng giảm bớt việc sát sanh cũng như những hành động bạo ác khác. Phật giáo có một sự ảnh hưởng rộng rãi mang tính khoan dung, tốt đẹp lên tất cả các tôn giáo và các nền văn hóa mà nó tiếp cận. Phật giáo cũng được xem là đã có ảnh hưởng đến Cơ Đốc giáo và Hồi giáo thông qua nhiều hình thức suy nghiệm thần bí. Hầu như nó cũng ảnh hướng tới văn hóa cổ đại Hy Lạp thông qua triết học. Tuy nhiên, Phật giáo chưa bao giờ khoe khoang về các thành tựu này.

Phật giáo thường xuyên được khẳng định là một “triết lý tôn giáo ứng dụng”. Điều này có nghĩa Phật giáo mang tính ứng dụng, thực tiển nhưng không trở nên khô khan và trừu tượng, nó liên quan đến các vấn đề triết học lớn lao như chúng ta đến từ đâu  và đi về đâu, mục đích cuộc sống của tôi là gì, tại sao tôi trở nên bất hạnh và không hài lòng v.v. Phật giáo là một tôn giáo bởi vì cơ bản nó liên quan đến quan điểm về đời sống và thế giới tâm linh. Hơn nữa, Phật giáo thuộc về chủ nghĩa lạc quan sâu xa và đầy triển vọng cũng như hầu hết các tôn giáo. Triết học là trung tâm đối với tất cả các hình thức của Phật giáo, vì nó quả quyết rằng các vấn đề của cuộc sống đều xuất phát từ tâm, do đó, hiểu biết tâm, hiểu biết tự thân là trọng điểm của tất cả các hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần, bởi vì nó cũng nhấn mạnh tư cách đạo đức, chế ngự phi đạo đức và thực tập đức hạnh. Nhưng chủ yếu tôi cho rằng cốt lõi giáo lý của Phật giáo là thực tập thiền định và nhận thức tự thân hơn là tư cách đạo đức nghiêm ngặt. Cả hai lãnh vực này đều quan trọng, nhưng tôi cảm thấy thiền và triết học là điều chủ yếu còn tư cách đạo đức là thứ yếu. Tất nhiên, người theo Phật giáo nguyên thủy không đồng ý quan điểm này và cho rằng  có một phương thức tiếp cận cân bằng cả hai là điều cần thiết. Ồ! Cũng tốt. Phật giáo thực sự không chấp nhận thế giới và sự liên quan chính nó với tâm. Đó là những gì mà các nhà phê bình bàn luận về nó. Đây là một đánh giá trung thực và công bằng.

Phần kế tiếp câu hỏi của bạn có liên quan đến vấn đề: một tôn giáo là gì. Nếu bạn nói tôn giáo này thành công ra sao, thì bạn không phải chỉ đề cập tới những gì mình muốn nói qua sự thành công và cách thức đo lường điều đó, mà còn những gì bạn nghĩ về một tôn giáo. Rõ ràng định nghĩa của bạn là một trong những ảnh hưởng mạnh mẽ đối với người khác. Vì thế, tôi sẽ định nghĩa chắc chắn rằng tôn giáo là một hệ thống các ý tưởng và niềm tin giúp con người phát triển sự hiểu biết tự thân rõ ràng hơn, sống yên bình tỉnh lặng cao cả hơn, cư xử hết sức ân cần, đồng thời rất nhạy bén trước cảm giác và nhu cầu của người khác. Cũng vậy, tôn giáo bao hàm một số quan điểm về kiếp sau và ý nghĩa rộng lớn hơn về cuộc sống. Phật giáo nhất định có tất cả các yếu tố này, nhưng một số người cho rằng nó hoàn toàn không phải là một tôn giáo, đặc biệt là Thiền tông Phật giáo, lãnh vực mà nhiều người cảm thấy như một môn võ được áp dụng cho tâm trí. Có lẽ vậy chăng! Tôi sẽ xác định Phật giáo qua định nghĩa đơn giản trong kinh Pháp Cú: "Hãy làm các điều thiện, chớ làm các điều ác, giữ tâm ý trong sạch”. Định nghĩa ngắn gọn này có thể làm cho bạn có cách nhìn rõ ràng hơn về những gì Phật giáo đang thể hiện.

Người theo Phật giáo nguyên thủy chủ yếu tránh xa việc ác và vì vậy họ luôn luôn tuân thủ tư cách đạo đức nghiêm ngặt; các thiền sư thực tập thiền định hằng giờ với ý tưởng chủ yếu là làm cho tâm thức trở nên thanh tịnh; trong khi người theo Phật giáo đại thừa phần lớn chú ý đến việc làm điều thiện. Tuy nhiên, có lẽ điều này có lẽ quá đơn giản khi họ hoàn toàn thanh lọc tâm thức của mình như thiền là trung tâm đối với tất cả các hình thức của Phật giáo. Tất cả họ đều đang tránh xa  điều ác và thực hiện điều thiện. Nhưng tôi nghỉ rằng định nghĩa và các tuyên bố ở trên là thực chất chung của mỗi trường phái. Vì vậy, nó phản ánh được sự khác biệt tinh tế giữa các trường phái khác nhau trong những giới hạn của thực tập và quan điểm. Đối với những người thuần thục, thì bất cứ trường phái nào (của Phật giáo) cũng rất phù hợp.

Định nghĩa trên cũng liên quan đến quan điểm Phật giáo về một cá thể tồn tại trong đời. Một con người được xem như một tập hợp của những xung lực tốt và xấu với một tâm thức kiên định (dòng chảy tâm thức) có khả năng thanh lọc tuyệt đối và hoàn hảo. Như vậy, Phật giáo nhằm mục đích khuyến khích con người chuyển hóa sự xấu ác trong đời sống của họ, hoàn toàn xuất hiện những điều lành và làm cho tâm họ trở nên thanh tịnh cho đến khi tâm là một đức Phật hoàn hảo. Đó là mục đích của tất cả các trường phái (của Phật giáo). Dù cho trãi qua nhiều kiếp hoặc vấn đề khác có thể xuất hiện ngay lập tức, nhưng hoàn toàn đó là mục tiêu của Phật giáo. Mục tiêu của Phật giáo là làm cho chúng ta thoát khỏi khổ đau và nguyên nhân của khổ đau.

Tóm lại, nếu không có một hệ thống giáo dục tôn giáo, thì tâm sẽ không bao giờ cải thiện chính nó một cách tự nhiên, và nếu không có nổ lực, thì chúng ta sẽ rơi vào trạng thái khổ đau, không nhận thức được nó. Vì vậy, trừ khi khiến tâm trở nên thanh tịnh và phân định bản tâm qua điều lành và điều ác có trong A-lại-gia thức, tức nổ lực thực hiện, thì chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi khổ đau hay nguyên nhân của khổ đau như chúng ta luôn luôn tiến hành trong những nguyên nhân và tạo tác qua nhiều kiếp sống. Do đó, Bát Chánh Đạo, Lục Độ, Tứ Chánh Cần (tra cứu trong Phật Học Phổ Thông do Hòa Thượng Thiện Hoa biên soạn) v.v là những phương pháp tu dưỡng tâm thức, lời nói và hành vi của một cá thể cho đến khi họ trở thành tâm của một vị Phật hoàn hảo, lời nói hoàn hảo của Phật và những hành động hoàn hảo của Phật chứa đựng toàn từ bi và trí tuệ miên viễn, bình yên tuyệt đối hoặc Niết-bàn vĩnh cửu.


Peter Morrell - Tâm Hạnh chuyển ngữ


Về Menu

phật giáo là một tôn giáo hay một triết lý của cuộc sống phat giao la mot ton giao hay mot triet ly cua cuoc song tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

การกลาววทยาน L០Lợi ích mới của Thiền định Nam mô a di đà Phật nở rộ dịch vụ giải hạn sao xấu cho lời phật dạy về công ơn cha mẹ chua thien phu 佛頂尊勝陀羅尼 僧人心態 礼佛大忏悔文 බදධනසසත Sự tĩnh lặng của một người mot gia tri cua phat giao viet nam 築地本願寺 盆踊り 宣化上人讲的一心三藏 Đường huyết cao làm tăng nguy cơ ngừng Sự tương đồnggiữa kinh Vu lan trong Hán デイスク回入と回出の意味 mỗi sớm mai thức dậy ta lại thấy Tin 出家人戒律 bài để trở thành người phật tử chân hoc cach cua nguoi xua day trong viec giao duc nguoi hang vang nhac si tai hoa cua phat giao Trái cây ruột trắng ngừa đột quỵ 元代 僧人 功德碑 Kinh NIKAYA 曹洞宗布教師養成所 linh cuoc doi thanh tang ananda phan 3 chay 佛教 师徒相摄 mệt đời tu thien ï¾ å sóng trên đời tranh giành nhau để hài Chính สต 천수경듣기 Món ăn giúp ngon giấc 5 bai hoc quan trong cua doi nguoi nuoi đau Tăng cường sức khỏe hằng ngày trong 간화선이란