Quả phật thủ (hay còn gọi là Thanh yên) thuộc họ cam, là một loại trái cây thường thấy ở vùng Bắc bộ vào tiết xuân. Cái tên“Phật thủ” có lẽ xuất phát từ hình thức của trái: giống như bàn tay Phật đang chắp ngón cầu nguyện.

Phật thủ - món quà cho sức khỏe

Quả phật thủ (hay còn gọi là Thanh yên) thuộc họ cam, là một loại trái cây thường thấy ở vùng Bắc bộ vào tiết xuân. Cái tên “Phật thủ” có lẽ xuất phát từ hình thức của trái: giống như bàn tay Phật đang chắp ngón cầu nguyện.

Có lẽ cũng chính vì thế mà phật thủ là một trong năm loại trái cây thường được dùng để trưng bày bàn thờ trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc xưa cũng thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu.

Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngắn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa hai, ba lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín có màu vàng óng. Hương phật thủ thơm ngát, có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nước hoa.

Theo y học hiện đại, Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, có thể dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên xắc dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc xấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần. Dưới đây là một số bài thuốc có công hiệu tốt từ phật thủ.

- Chữa ho nhiều đờm: Nhai cùi (liền cả vỏ) phật thủ tươi, nuốt nước. Đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho. Cũng có thể lấy phật thủ tươi 30g (khô 10g), đường phèn 15g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ rồi chia hai, ba lần ăn trong ngày.

- Chữa nấc, trào ngược (ăn vào nôn ngược trở ra): Lấy vỏ cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày khoảng ba, bốn lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

- Viêm khí quản mãn tính: Phật thủ khô 6g, bán hạ chế gừng (tầm nước gừng sao vàng) 6g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

- Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Phật thủ tươi 12-15g (khô 6g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g, sắc nước uống ngày ba lần.

- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100g (khô 40g), rượu trắng 1lít. Phật thủ xắc nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 5-10ml.

- Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9g, bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1g, từ 10 tuổi trở lên thì cứ tăng 2 tuổi lại thêm 1g. Sắc với nước, pha đường, chia làm ba lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày.

Lưu ý: Đối với các chứng bệnh trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá phật thủ cũng có tác dụng.

Anh Thư (PNOTPHCM)


Về Menu

Phật thủ món quà cho sức khỏe

一念心性 是 bắt 간화선이란 宾州费城智开法师的庙 自悟得度先度人 Văn Tàu Ä Æ 宗教信仰 不吃肉 赞观音文 四大假合 ÐÐÐ cï¾ Phóng Món chay cho những ngày mưa đã kích pháp môn tịnh độ đại 僧伽吒經四偈繁體注音 建菩提塔的意义与功德 Cà rốt thực phẩm của mắt và tim å ç æžœ 鼎卦 hai huong di ngon 康 惡 Chua thiền quẠ佛教讲的苦地 phia 空中生妙有 tín 淨空法師 李木源 著書 一真法界 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 藏红色 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 念心經可以在房間嗎 妙性本空 无有一法可得 Ä น ยาม ๕ お墓の墓地 霊園の選び方 お仏壇 お手入れ ï½ ç æˆ Cách làm sữa hạt sen bột chùm ngây กรรม รากศ พท 一吸一呼 是生命的节奏 そうとうしゅう Trái cây Biết cách ăn mới bổ