Quả phật thủ (hay còn gọi là Thanh yên) thuộc họ cam, là một loại trái cây thường thấy ở vùng Bắc bộ vào tiết xuân. Cái tên“Phật thủ” có lẽ xuất phát từ hình thức của trái: giống như bàn tay Phật đang chắp ngón cầu nguyện.

Phật thủ - món quà cho sức khỏe

Quả phật thủ (hay còn gọi là Thanh yên) thuộc họ cam, là một loại trái cây thường thấy ở vùng Bắc bộ vào tiết xuân. Cái tên “Phật thủ” có lẽ xuất phát từ hình thức của trái: giống như bàn tay Phật đang chắp ngón cầu nguyện.

Có lẽ cũng chính vì thế mà phật thủ là một trong năm loại trái cây thường được dùng để trưng bày bàn thờ trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc xưa cũng thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu.

Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngắn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa hai, ba lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín có màu vàng óng. Hương phật thủ thơm ngát, có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nước hoa.

Theo y học hiện đại, Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, có thể dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên xắc dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc xấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần. Dưới đây là một số bài thuốc có công hiệu tốt từ phật thủ.

- Chữa ho nhiều đờm: Nhai cùi (liền cả vỏ) phật thủ tươi, nuốt nước. Đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho. Cũng có thể lấy phật thủ tươi 30g (khô 10g), đường phèn 15g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ rồi chia hai, ba lần ăn trong ngày.

- Chữa nấc, trào ngược (ăn vào nôn ngược trở ra): Lấy vỏ cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày khoảng ba, bốn lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

- Viêm khí quản mãn tính: Phật thủ khô 6g, bán hạ chế gừng (tầm nước gừng sao vàng) 6g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

- Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Phật thủ tươi 12-15g (khô 6g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g, sắc nước uống ngày ba lần.

- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100g (khô 40g), rượu trắng 1lít. Phật thủ xắc nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 5-10ml.

- Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9g, bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1g, từ 10 tuổi trở lên thì cứ tăng 2 tuổi lại thêm 1g. Sắc với nước, pha đường, chia làm ba lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày.

Lưu ý: Đối với các chứng bệnh trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá phật thủ cũng có tác dụng.

Anh Thư (PNOTPHCM)


Về Menu

Phật thủ món quà cho sức khỏe

hang ngu phat tu thuong duoc chia la phat tu tai Trị Vị phò mã triều Lê và câu chuyện 人生是 旅程 風景 lòng từ ái Ä Ã³n 四念处的修行方法 Bơi hoat 华严经解读 ân đức mẹ hiền บทสวดพาห งมหากา Thă p sa ng Hương Sen hoc phat ペット葬儀 おしゃれ tu tanh quan am 1 Thông điệp ăn chay cho mọi người 三身 寺院 募捐 そうとうぜん Tiếng chim mầu nhiệm 正智舍方便 Ï Đo huyết áp tại nhà có hoàn toàn chính phat 加持 hÓi tuong lai chua den vi sao thap huong kinh phat ca doi khi chet van ï¾ï½ พระร ตนตร ย Quan điểm của Phật giáo về sức khỏe Hoa à Þ tien Phật giáo xin cha mẹ cho con lam sao de biet duoc co kiep truoc kiep sau 大法寺 愛西市 百工斯為備 講座 Có thể nhiễm độc thủy ngân từ cá 横浜 公園墓地 長谷寺 僧堂安居者募集 ï¾ ä½ æ hãy để khổ đau của bạn được tắm å ç 单三衣 山地剝 高島 白話 Do