Tâm thức có bốn trạng thái, Thứ nhất là sung sướng sướng , thứ hai là hạnh phúc, thứ ba là hoan hỷ và thứ tư là phúc lạc
Phát triển Tâm thức,Tình yêu là Thượng đế

Tâm thức có bốn trạng thái, Thứ nhất là sung sướng (sướng), thứ hai là hạnh phúc, thứ ba là hoan hỷ và thứ tư là phúc lạc.
Đức Phật khi giảng cho các đệ tử của mình, Ngài nói: "Này các tỳ khoe, ta biết cả cánh rừng, với mỗi tỳ khoe ta bốc một nắm lá rừng và giảng cho các người". Đấy là cách truyền Pháp của Ngài. Đấy là Thiện xảo.

Tuỳ theo căn của mỗi người, Ngài giảng theo một cách. Đấy chính là ngôi đền ba tầng lầu mà Đức Phật đã xây lên, tầng thấp nhất là Tiểu thừa, tầng thứ hai là Đạt thừa và tầng trên cùng là Kim cương thừa. Hãy đừng lấy tầm nhìn của Tiểu thừa về tính dục mà áp đặt cho toàn bộ Tôn giáo.
Tâm thức có bốn trạng thái, Thứ nhất là sung sướng (sướng), thứ hai là hạnh phúc, thứ ba là hoan hỷ và thứ tư là phúc lạc.


Sung sướng mang tính vật lý, sính lý. Nó là thứ nông cạn nhất của cuộc sống. Hạnh phúc mang tính Tâm lý. Sướng có chút ít nguyên thuỷ, con vật; hạnh phúc có chút ít văn hoá hơn, chút ít con người hơn; nhưng nó là cùng một trò chơi được chơi trong thế giới của tâm trí.

Hạnh phúc là bậc cao hơn, tinh tế hơn, Sướng là bậc thấp nhất trong thang bậc cảm xúc của con người. Sướng gắn liền với tính dục. Sướng là thoả mãn, là chiếm đoạt. Hạnh phúc gắn liền với Tình yêu, hạnh phúc là vừa cho và vừa nhận.

Hạnh phúc có tính chia sẻ, sướng độc tôn của ích kỷ. Hoan hỷ có tính tâm linh. Hoan hỷ không phụ thuộc vào hoàn cảnh; nó là của riêng mỗi con người. Nó không phải là kích động được tạo ra bởi sự vật; nó là trạng thái của an bình, của im lặng, trạng thái thiền. Nó là trạng thái thuần khiết, trong sáng, tươi mới, yên bình của cảm xúc và tâm trí.

Hạnh phúc gắn với Tình yêu, cho và nhận. Hoan hỷ gắn với Từ bi. Đơn giản không biết đến nhận, chỉ biết cho; làm việc thiện như điều tự nhiên tuôn trào, là sự toả hương của Bông hoa Tình yêu. Hoan hỷ không chỉ là trạng thái của cảm xúc, là trạng thái của Tâm trí. Phúc lạc có tính toàn bộ. Nó không phải là sinh lí, không tâm lí, không tâm linh.

Nó không biết tới phân chia, nó là không phân chia. Nó là toàn bộ theo một nghĩa nào đó và siêu việt theo nghĩa khác. Hạnh phúc bao gồm cả sung sướng; Phúc lạc bao gồm cả hoan hỷ. Phúc lạc là trạng thái của Tâm thức và của cái toàn bộ. Trong hoan hỷ cái tôi tồn tại một chút ít, nhưng trong phúc lạc cái tôi không có.

Khi con người phúc lạc, thì Bản ngã đã tan biến; nó là trạng thái của không hiện hữu. Đấy chính là Niết bàn, đấy chính là Chân lý, đấy chính là Tối thượng, đấy chính là Thượng đế. Con người đã thành Thượng đế.

Tất cả các Tôn giáo đều có một điểm giống nhau duy nhất, là hướng con người tới Chân lý, tới Tối thượng, tới Thượng đế, tới Niết bàn,...

Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14 nói: "Có những phép tu làm con người có thể chứng ngộ ngay trong một kiếp". Chúng ta không phải những đại sư, chưa phải những linh hồn già, và cuộc sống thi đang nở hoa và đang toả hương. Xin hãy ngay lập tức để cho cuộc sống sung sướng hơn, hạnh phúc hơn và hoan hỷ hơn.

Phát triển Tâm thức để cho ngày Hôm nay con người Sung sướng hơn, nhiều Hạnh phúc và nhiều Hoan hỷ. Phát triển Tâm thức để cho ngày mai hoặc (có thể ngay trong ngày hôm nay) con người trở nên Phúc lạc. Xin Hãy ngay lập tức bắt đầu bằng sự Tin cậy cho Ngày Hôm nay.

Khoa học, Triết học và Tôn giáo không đối nghịch nhau, không chống lại nhau. Khoa học, Triết học và Tôn giáo là hai mặt của một đồng tiền. Cùng mục tiêu phục vụ con người. Khoa học, Triết học quan tâm tới ngày hôm nay.

Tôn giáo quan tâm tới ngày mai. Khoa học, Triết học quan tâm tới cái bên ngoài, nghiên cứu con người xã hội và vũ trụ bằng những quy luật khách quan.

Tôn giáo hướng tới cái bên trong, khơi mở và thúc đẩy cái bên trong phát triển, nở hoa và toả hương. Khoa học, Triết học mang tính logic, Tôn giáo là phi logic, nó đi kèm với sự Tin cậy. Khoa học, Triết học mang tính tuần tự, Tôn giáo là sáng tạo, là bước nhảy. Hãy đừng chia lìa hai thứ này, hãy tích hợp nó chung vào trong bản thân của con người.

Hoa sẽ nở trên thân và cành logic. Cái đầu sẽ tràn đầy và minh triết; trái tim sẽ đằm thắm yêu thương. Logic không đối nghịch với Tình yêu, Tình yêu không đối nghịch với logic. Khoa học, Triết học giúp cho con người tin, Tôn giáo giúp cho con người biết. Con người trở nên Trí tuệ sâu sắc và một Trái tim đằm thắm, tràn đầy yêu thương.

Nghệ thuật: âm nhạc, thơ ca, văn chương, hội hoạ, điêu khắc và điện ảnh,... là cầu nối giữa Khoa học, Triết học và Tôn giáo, là cầu nối giữa cái bên ngoài và bên trong, là cầu nối giữa hôm nay và ngày mai, là cầu nối giữa cái logic và cái phi logic,...

Xin hãy tích hợp các thứ này vào trong bản thân con người. Nghệ thuật sẽ làm cho Khoa học và Triết học thơ ca hơn, màu sắc hơn, tươi tắn hơn. Nghệ thuật sẽ làm cho Tôn giáo gần gũi hơn, cụ thể hơn, đằm thắm hơn. Tích hợp được cả bốn thứ, con người tin, con người hiểu, giàu có lên rất nhiều và con người sẽ biết.

Sướng là thuộc về sinh lý, là cái rất tầm thường, nó xấu xa khi con người trôi theo nó, phụ thuộc vào nó. Một khi là chủ nó, cái xấu sẽ ít đi, cái đẹp bên trong nẽ đâm chồi và nở hoa. Biết thụ hưởng cái đẹp trong sự sung sướng, đấy là khi con người làm chủ được cái sự sung sướng. Ăn uống là việc tầm thường, nhưng ẩm thực là văn hoá.

Có một câu chuyện rất đẹp về ăn và uống. Một lần thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu về Kiên Giang thăm thú. Ông đã đóng một cái khố, lưng giắt một con dao, và một cút rượu. Ông bơi ra biển, bơi đến vùng dưới chân lúp xúp đá ngầm.

Ông lặn xuống, bắt một con hào, rút dao nậy vỏ, ngửa mặt lên trời, dốc con hào vào miệng, nhai và ngửa mặt lên trời tợp một hớp rượu, kêu: "Khà". Rồi tiếc cho việc không có tý muối tiêu và chanh! Đơn giản, niềm sung sướng đơn giản nhưng lớn lao.

Nó không còn là sinh lý, nó có yếu tố của tâm lý. Nó không chỉ là cái tươi rói của thịt hào và cái ấm nồng đượm hương thơm của hớp rượu; mà nó có cả hương vị của trời, hương vị của đất, hương vị của biển cả, hương vị của nắng và gió. Niềm sung sướng đẹp và quá lớn lao.

Một chuyện khác, nhà thơ Đông Hồ đi ăn phở. Với nhà thơ phở là Quốc hồn. Thường mỗi lần đi ăn, ông và vợ (nữ thi sĩ Mộng Tuyết) sắm sanh rất cẩn thận. Ông vận áo the, quần lĩnh và khăn đống, đánh xe hơi đi, và không quên một cái tráp.

Đến hiệu phở đã ăn quen, ngồi một góc khuất, mở tráp lấy ra hai cái tô nhỏ, hai đôi đũa và hai cái thìa. Nhờ nhà hàng tráng nước sôi sạch sẽ đồ đã mang đi, phở được đơm vào hai tô đó, và sẽ ăn bằng hai đôi đũa đó và hai cái thìa đó. Khi phở mang ra, cũng như mọi người, họ thêm chanh hoặc dấm, thêm ớt hoặc tương,... tất cả đầy đủ gia vi. Và. Họ lặng lẽ ăn...

Đó không chỉ là hành vi đơn thuần về ăn và uống. Nó đã phảng phất thuộc tính của Tâm linh. Nó có một khoảng lặng, một khoảng dừng. Nó không còn là hương vị phở, nó đã trở thành phong vị của núi sông, của non nước. Nó rất đẹp, cái đẹp của món ăn, cái đẹp của cách ăn và cái đẹp về người ăn. Cái đẹp phảng phất hình ảnh của Tâm linh. Nó chứa đựng cả lòng biết ơn với tổ tiên đất nước.

Đó là khi con người làm chủ được sự sung sướng, đi đến cái tận cùng của thú vui thể xác, khi đó đã nảy sinh bước nhảy, bước nhảy từ ngoài vào trong. Nhưng cái gì giúp con người làm chủ được sự sung sướng? Đó chính là Tình yêu.

Thánh Aurieliu Augustine, nhà triết học và thần học đầu tiên của Thiên chúa giáo, khi có người hỏi rằng: "Ngài có thể cho tôi một lời nói, mà nó bao hàm toàn bộ những luật lệ của những kinh linh thiêng?" Ngài đã trả lời: "Tình yêu, nếu bạn đã yêu thì bất kỹ điều gì bạn làm sẽ đúng hết!" Luật là sơ bộ, là nguyên thuỷ. Tình yêu là đỉnh cao tột đỉnh của mọi luật lệ và lề thói.

Christ không phải tên của con người cụ thể nào cả, nó biểu tượng cho trạng thái tối thượng của tâm thức. Christ không phải là tiếng Do Thái hoặc Xiri, nó xuất phát từ tiếng Sanskrit. Jesus chỉ là người của những Christ.

Christ là người thức tỉnh, nó tương đương với Phật. Prem Christ sẽ có nghĩa là tình yêu tối thượng, trạng thái tối thượng của Tâm thức. Đó chính là đóng góp to lớn của Jesus Christ cho tâm thức của loài người. Con người có thể tự do khỏi mọi phép tắc và luật lệ, và chỉ một phép tắc là đủ: Tình yêu. Jesus nói: "Thượng đế là Tình yêu".

Hãy thực sự tận hưởng niềm vui trần thế, tận hưởng trọn vẹn mọi cung bậc của nó, với tất cả Tình yêu từ Trái tim. Hãy biết yêu thưong bản thân mình; hãy biết yêu thương những người thân thiết quanh ta; Hãy biết yêu thương tất cả nhưng gì đang hiện hữu quanh ta, cây cỏ, dòng sông, bầu trời, biển cả, những vần thơ, những vũ điệu,...

Khi trái tim tràn ngập yêu thương con người sẽ nhảy được vào bên trong. Nhẩy từ trạng thái Vật lý, tới trạng thái Tâm lý và còn có thể nhảy tới trạng thái Tâm linh.

Đức Phật nói: "Hãy bắt đầu bằng Tình yêu bản thân mình". Cái đầu tiên của Tình yêu, con người phải biết yêu thương quý trong bản thân mình; yêu thương quý trọng thân thể mình; hãy thiết tha tận hưởng niềm vui trần thế; hãy quý trọng nâng niu những cảm xúc của tâm trí mình...

Bản chất của Tình yêu là cho, là dâng tặng. Chỉ khi Tình yêu đối với bản thân mình tràn đầy, thì con người mới có thể cho được. Khi không tràn đầy, sự nỗ lực cho sẽ dẫn đến Tình yêu không thực, Tình yêu giả dối. Hãy cảnh giác với loại Tình yêu giả dối.

Truyện cổ Trung Hoa, kể về một vị vua, rất tin dùng một đại thần. Vì thủa hàn vi, trong đói rét, vi đại thần này đã xẻo thịt trên cánh tay mình, dâng vua ăn. Với công trạng đó, vị quan đại thần này được vua rất tin tưởng, nên rất lộng quyền. Các vị quan trung thần khác đều căn ngăn vua không nên tin dùng vị đại thần đó, vì những hành vi ngang ngược của ông ta. Vua không nghe. Sau này ông bị chính vị đại thần phản bội.

Các học giả đời sau đều kết luận rằng: Vị vua kia đã bị che mờ mắt. Làm sao có thể tin vị quan đại thần kia? Đến thân thể ông ta, ông ta còn không quý trọng, thì làm sao ông ta có thể quý trọng nhà vua được. Đó là Tình yêu giả dối, nhà vua đã ngộ nhận. Ông ta chỉ yêu cái ngai vàng quyền lực của nhà vua thôi. Ông ta chỉ yêu cái bản thể giả tạo của ông ta.

Tác phẩm thơ: "Cung oán ngâm khúc", của Ôn như hầu Nguyễn Gia Thiều viết cách đây ba trăm năm, kể về cuộc đời, về nỗi niềm của người cung nữ, khi không còn được đấng Quân vương quan tâm nữa. Trong tác phẩm, khổ thơ sống động nhất là cảnh phòng the:

"Cái đêm hôm ấy hôm gì?
Bóng dương lồng bóng trà my trập trùng"


Tác giả là một người uyên bác, toàn tác phẩm, cảnh vật con người phần lớn được miêu tả ẩn dụ qua các điển cố. Đây là khổ thơ hay, đầy hình ảnh và không khuôn sáo thông qua các điển cố. Chỉ có Tình yêu thương sâu sắc đắm say với bản thân mình, với cơ thể mình, mà người cung nữ mới có những hoài cảm sống động như vậy.

Nhà thơ đã thấu hiểu điều đó. Đó không phải là nỗi nhớ nhung tới đấng Quân vương, vì Tình yêu với đấng Quân vương nếu có, không là Tình yêu thực, nó không có thuộc tính của Tình yêu: vừa cho vừa nhận, nó không thể có hoài cảm sống động như vậy.

Đây chính là một trong giá trị của tác phẩm. Tình yêu thực có những giá trị khác biệt của nó. Đến điển cố để ẩn dụ nó, nó cũng không cần. Nó rất sống động, ngôn từ chỉ có thể diễn tả nó trong chừng mực mà thôi.

Trước khi chứng ngộ, Đức Phật cũng đã mất sáu năm tu tập theo trường phái khổ hạnh. Sau khi chứng ngộ, ngài có nhắc đến sự lầm lẫn này. Tôn giáo hoàn toàn không liên quan gì tới chủ nghĩa khổ hạnh.

Tự hành hạ mình là bệnh hoạn là tội lỗi, vì điều đó là phi tự nhiên, nó chống lại tự nhiên. Cấy cối không tự hành hạ mình, chim muông không tự hành hạ mình. Chỉ có con người ngu xuẩn mới tự hành hạ mình.

Nhịn ăn, đánh cơ thể mình, sống trong giá lạnh hoặc sống trong nóng bức. Có những con người, họ quá điên khùng, họ chống lại tự nhiên, để tạo nên ấn tượng ghê gớm; họ thực hiện điều đó dị thường, họ muốn thống trị tôn giáo. Hãy cảnh giác với tất cả những gì phi tự nhiên. Hãy tự do và yêu thương bản thân mình.

Yêu bản thân mình, yêu sâu sắc, yêu vô cùng, thì trong chính tình yêu đó lòng kiêu hãnh của con người, bản ngã của con người, sự so sánh, sự phân chia,... tất cả những cái vô nghĩa đó biến mất. Khi nó biến mất thì Tình yêu bản thân mình sẽ đạt tới mức chuyển sang người khác, chuyển sang đối tượng khác.

Khi Tình yêu với bản thể được tràn đầy, con người sẽ có cảm xúc của Phúc lạc, con người sẽ tự nhiên đem cho. Tự nhiên đem cho, đấy chính là bản chất của Tình yêu thuần khiết. Osho nói: "Hãy phục vụ Tình yêu". Hãy chú ý, ông ấy không nói hãy phục vụ người yêu; phục vụ người yêu đấy là điều sai lầm.

Ý tưởng thuần khiết của Tình yêu phải được tôn thờ. Người yêu là người đàn bà kiều diễm trong con mắt của người đàn ông, thực tế chỉ là một hình tượng của ý tưởng yêu thuần khiết đó. Yêu Dòng sông, yêu đỉnh núi, yêu đoá hoa vàng rực rỡ, yêu làn gió ngập tràn hương lúa,...

Yêu nhưng đứa con xinh xắn, yêu bà mẹ già từ tâm, kính yêu người cha nghiêm nghị nhưng cả đời vì các con của mình,... Tất cả là hình tượng của ý tưởng yêu thuần khiết. Hãy phục vụ Tình yêu thông qua đối tượng yêu.

Và, Chỉ có Tình yêu và sự đồng cảm sâu sắc với núi non sông nước, mà Bài thơ nổi tiếng đã trải qua ngàn năm trần thế, đến hôm nay, vẫn nao nao lòng người, qua bản dịch của Tản Đà:

"Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn hay
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai"


Nguyên gốc bài thơ bằng chữ Hán, mạnh mẽ và linh động vô cùng; âm điệu uyển chuyển, nhịp nhàng, lúc mau lúc khoan theo nhịp của mái chèo, khi bổng khi trầm như hồi trống tiễn đưa. Du hồn người theo với âm ba của những vần trong bài thơ, như thấu hiểu mối sầu triền miên nặng nề bất tuyệt của người lữ khách xa nhà trước cảnh mây khói mịt mùng. Bài thơ của Thôi Hiệu làm và treo tại lầu Hoàng Hạc.

Nhiều năm sau, Lý Bạch, người đời sau gọi là nhà thơ tiên, cũng tới lầu Hoàng Hạc, thấy bài thơ này, liền cầm bút viết: "Trước mắt có cảnh đẹp, nhưng không nói ra lời, Vì đã có Thôi Hiệu đề thơ ở trên đầu". Kẻ sỹ trân trọng tài năng của nhau.

Hình tượng thứ hai của Tình yêu là Tình yêu với những hiện hữu xung quanh cuộc sống của con người; hãy yêu dòng sông, hãy yêu đỉnh núi, hãy yêu bầu trời, hãy yêu những đám mây, hãy yêu cỏ cây,... Yêu tất cả những thứ xung quanh ta. Khi yêu tất cả những gì hiện hữu, điều tự nhiên là ngược lại con người sẽ có nhiều, rất nhiều lợi lạc.

Câu thơ của Trần Đăng Khoa:

"Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,
Tiếng rơi rất khẽ, như là rơi nghiêng."


Hoặc câu thơ của nhà thơ Nguyễn Bính:

"Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều"

Không phải chỉ là không gian ba chiều, mà thấp thoáng có cả chiều của thời gian nữa kìa. Phải yêu, yêu rất nhiều hoặc là tâm trí còn chưa bị vẩn đục vì nhưng định kiến, những lề thói,... mới có thể nghe được âm thanh kỳ diệu của chiếc lá rơi nghiêng, trong buổi sáng mùa hè; thấy được sự trôi dần dần của chiều lưng lửng chiều, chiều của thời gian, chiều của Albert Einstein, trong không gian buổi chiều đầu thu.

Hình tượng quan trọng nhất của Tình yêu thuần khiết, luôn làm khổ đau, luôn làm thổn thức nhiều con tim là Tình yêu giới tính, giữa đàn ông và đàn bà, giữa đàn bà và đàn ông. Yêu bản thân mình là cái bắt đầu của Tình yêu, yêu người yêu mình là Tình yêu to lớn nhất của nhân loại. Những tác phẩm vĩ đại nhất của mọi ngành nghệ thuật nhân loại, trường tồn cho tới ngày hôm nay, và sẽ vượt thời gian cho tới ngày mai, luôn là những tác phẩm ngợi ca Tình yêu đó.

Con người yêu bản thân mình tràn đầy, thì mới tới mức có thể cho được. Con người bỏ lỡ Tình yêu giới tính, thì Tình yêu với các đối tượng yêu khác sẽ không thể đủ những cung bậc đắm say, khổ đau, sung sướng, hạnh phúc,... Đó là sự Bỏ lỡ các sắc thái và các cung bậc yêu. Phải bước qua được tất cả các sắc thái và các cung bậc đó thì Tình yêu với cái tổng thể mới có thể tới được toàn thể. Hoa Từ bi mới có thể trọn vẹn nở sắc và toả hương.

Trong nhân loại những nhà thơ, nhà văn, hoạ sỹ, nghệ sỹ,... họ yêu rất nhiều. Pablo Picasso yêu mãnh liệt và yêu suốt cả cuộc đời sáng tác của mình; yêu từ khi trẻ tuổi, yêu cho đến khi ông qua đời ở tuổi chím mươi hai. Lúc nào hoạ sĩ cũng có một người đàn bà bên mình, để yêu. Người ta đã biết trong đời ông có không dưới bảy mối tình.

Mỗi một cuộc tình, đều để lại những dấu ấn đậm nét trong cuộc đời sáng tác của hoạ sỹ, hoặc mở ra một giai đoạn mới về phong cách hoặc về phương pháp sáng tạo. Với người tình đầu tiên Fernande Olivier, đây là thời kỳ màu hồng trong sáng tác. Sau đó là những người tình Eva Gouel, Olga Khokhlova, Marie Therese Walter,... và cuối cùng là Jacqueline Roque; với mỗi một giai đoạn yêu đương, tương ứng là một giai đoạn sáng tác có phong cách khác nhau, khi là thời kỳ màu hồng, khi là thời kỳ hiện thực, khi là thời kỳ lập thể, khi là thời kỳ trừu tượng, khi thì hoạ sĩ sử dụng thể loại tranh thạch bản,... Ông nhận rất nhiều và cho cũng rất, rất nhiều.

Nhận Tình yêu của những người đàn bà yêu ông và ông rất yêu; ông đã chuyển cái cho Yêu đương vào trong Hội hoạ. Sau khi ông chết cả một di sản hơn năm mươi ngàn tác phẩm, gần hai ngàn bức tranh, hơn một ngàn bức tượng và hơn mười hai ngàn bức phác thảo,... cho nhân loại.

Alexandre Dumas nhà văn thứ sáu được đưa vào điện Pantheon, ông cũng là một người yêu rất nhiều và mãnh liệt. Di sản ông để lại cho nhân loại vào khoảng hơn chín chục vở kịch, gần ba trăm bộ tiểu thuyết lịch sử, bộ nào cũng dày cả ngàn trang và một bộ hồi ký gồm mười tập.

Ông cho rất nhiều, ông cho qua những trang sách, cho qua những cốt chuyện, cho qua nhưng tác phẩm bất hủ, như Ba chàng lính ngự lâm, Hai mươi năm sau, Bá tước Monte Cristo, Hoàng hậu Mac gô,... Nhưng ông nhận cũng rất nhiều, ông đã yêu đương với hai mươi lăm, 25 người đàn bà!

Và những người khác cũng như vậy, Ernest Hemingway, Jack London, Gabriel Garcia Marquez,... Tất cả họ đều đã sống với những tình yêu lớn lao và mãnh liệt; và rồi họ đã cho và cho rất nhiều, cho qua những tác phẩm bất hủ của mình, làm giàu có di sản của nhân loại.

Nước Nga những năm sáu mươi của thế kỷ trước, có một bộ phim rất hay: "Người thứ bốn mốt". Đạo diễn của bộ phim là đạo diễn nổi tiếng Grigori Chukhrai. Lấy bối cảnh nước Nga sau Cách mạng tháng mười, trong cuộc nội chiến giữa một bên là lực lượng Hồng quân Xô Viết và một bên là liên quân Bạch Vệ của giai cấp tư sản vừa bị lật đổ.

Hồng quân thắng trận bắt sống được sỹ quan chỉ huy quan trọng của lực lượng Bạch vệ, cất trong đầu anh ta là cả một kế hoạch vô cùng tuyệt mật, tấn công Hồng quân của lực lượng Bạch vệ. Viên sỹ quan trí thức trẻ đẹp trai, đậm chất quý tộc Nga nhất định không trả lời các câu hỏi của Hồng quân. Phải bằng mọi giá mang được tên sỹ quan Bạch vệ về Bộ Thạm mưu Hồng Quân. Hành trình vượt qua sa mạc đến biển Azan, vượt biển về Bộ Tham mưu.

Vấn đề đặt ra là viên sỹ quan rất dễ trốn chạy khi đi qua sa mạc dài ngày, đói, thiếu nước, mất ngủ, đi bộ không hề có phương tiện cơ giới, chỉ di chuyển bằng lạc đà. Chính uỷ giao tên tù binh sĩ quan bạch vệ cho nữ chiến sĩ trẻ Marooca trông coi bằng một lời ngắn gọn, quyết liệt : "Nếu anh ta chết hoặc trốn thoát, đồng chí phải đền mạng" và câu trả lời là : "Nếu anh ta chết thì tôi cũng không nên sống nữa!"

Mọi người vượt biển bằng thuyền buồm, họ gặp một trận bão biển khốc liệt, những chiến sỹ Hồng quân đi cùng với nữ chiến sĩ Malocca đều hi sinh. Chỉ còn lại hai người: Nữ chiến sĩ trẻ Hồng quân Malôcca và viên sĩ quan Bạch vệ sống sót. Họ bắt đầu cuộc sống trên đảo hoang giữa biển mênh mông, giống như trong truyện Robinson.

Hai con người trẻ đầy sức sống, ở bên nhau, có những lúc rất gần nhau về xác thịt. Họ cùng ăn, cùng ngủ, cùng sinh hoạt trong một không gian hẹp. Tâm hồn đã nở hoa. Tình yêu trai gái đã đến. Trong tình huống ấy con người không thể cưỡng được một quy luật tình cảm đẹp nhất, cao quý nhất của con người, tình yêu nở hoa.

Một tình yêu đẹp, say đắm, vô cùng trong sáng mang tính người nhất giữa thiên nhiên hoang sơ trên đảo vắng. Những cuộc ái ân mê đắm. Cảnh của một tình yêu thần tiên, sĩ quan bạch vệ Mác Vanh bế người yêu, nâng cao trên tay chạy trên bờ sóng.

Tình yêu tưởng là trường tồn, nhưng đã bị chém ngang khi con thuyền buồm xuất hiện. Thuyền Bạch vệ! cả hai cùng kêu lên. Sự chia lìa xảy ra khi sĩ quan trẻ Mác Vanh kêu to: "Quân ta!" rồi lao ra biển, chạy trên bờ nước nông. Cái ý thức về chiến trận, về địch, về ta, về bắn giết trong giây lát đã thắng tình yêu.

Trong tâm thức Marooca, nữ chiến sĩ Hồng quân bỗng bừng dậy ý thức về nhiệm vụ được giao. Ý thức về kẻ thù, về giai cấp đối kháng. Ý thức về những lời khắc nghiệt khi chính ủy giao nhiệm vụ. Cô đã giương súng lên ngắm bắn.

Vốn là một thiện xạ bậc nhất của Hồng quân, với tài bắn súng cự phách của mình cô đã tiêu diệt bốn mươi người bạch vệ. Sự run rẩy, yêu thương, ân ái đã tan biến, chỉ còn lại sự chính xác khủng khiếp, man dại, bằng một phát đạn vô cùng chính xác đã giết chết ngay tức khắc người yêu... Cảnh cuối của bộ phim cô đạp nước chạy trên biển, chạy tới, nâng người yêu đã chết trên tay và khóc.

Chiến tranh vì bất cứ một lý do gì, nó cũng làm suy giảm nhân tính. Nó giết chết tình cảm cao đẹp của con người. Giết chết tình yêu. Nhưng không chỉ có chiến tranh, những lề thói của xã hội, những định kiến giai cấp, mâu thuẫn giữa các quốc gia,... Luôn là những nguyên nhân giết chết Tình yêu. Trong một chừng mực nào đó Tôn giáo cũng đã có những sai lầm khi đối xử với Tình yêu.

Phật giáo có ba thừa chính: Tiểu thừa, Đại thừa và Kinh cương thừa. Giáo lý của Tiểu thừa lấy diệt dục làm căn bản. Vì dường như tất cả mọi thói quen của con người đều hướng tới dục. Tiểu thừa hướng dẫn cho con người cách từ bỏ dục.

Giáo lý Đại thừa coi tính dục như một sự tồn tại, nhưng cùng với tính dục còn có nhiều điều đẹp đẽ và cao cả hơn, mà Tâm trí và Tâm thức con người cần hướng tới. Đó chính là Tình yêu. Đại thừa không sợ dục. Kinh cương thừa là thừa tối thượng. Trong Kinh cương thừa, hình như có cả phép tu từ dục.

Diane Perry một phụ nữ người Anh, có pháp danh là Tenzin Palmo, đã sống trong một hang động có độ cao hơn 4000m trên đỉnh Hymalaya, cách biệt với thế giới bởi những dãy núi cao và băng tuyết quanh năm. Tại đó bà kiên trì thiền định trong suốt 12 năm, trong đó hơn 3 năm cuối cùng là ẩn tu. Đã kể trong tác phẩm: "Ẩn tu nơi núi tuyết" có đoạn như sau: "Đức Yeshe Tsogyel, sinh năm 757, trong một gia đình cao quý. Ngay từ khi thiếu thời, đức Yeshe Tsogyel đã bọc lộ mọi dấu hiệu cho sự phát triển Tâm linh của mình. Bà công khai tuyên bộ dự định của mình là trở thành Phật ngay trong kiếp này. Sau nhiều năm thăng trầm, cuối cùng bà gặp Đại sư Padma Sambhava (Liên Hoa Sinh), người được tin rằng đã mang Phật giáo vào Tây Tạng từ Ấn Độ. Các đệ tử gọi ngài là một vị Phật. Padma Sambhava không chỉ là người hướng dẫn thông thái và là đạo sư của Yeshe Tsogyel, mà còn là người tình huyền bí của bà. Chi tiết của sự hợp nhất thiêng liêng này được thi vị hoá và ẩn khuất trong phép ẩn dụ tantra:

"Khi đó, với sự không chút ngượng ngùng và trong phong cách của thế gian, một cách hoan hỷ và tận tuỵ, tôi, Tsogyel, chuẩn bị một mạn đà la huyền bí và dâng cho Guru của tôi. Ánh sáng chói lọi của lòng Từ bi, từ nụ cười của ngài toả ra tia sáng ngũ sắc khiến các cõi giới vi mô tràn ngập ánh sáng trong suốt, trước khi những luồng ánh sáng đó tập trung lên khuôn mặt ngài một lần nữa.

Khi triệu thỉnh bổn tôn với hai từ Dza! Và Hung! được thốt lên, ánh sáng xuyên xuống thân thể ngài và vị bổn tôn huyền bí của ngài hiện lên trong thân tướng phẫn nộ và khi vị Vajra Krodha mà ngài triệu thỉnh xuất hiện trên bông sen thanh khiết trong sự hài hoà tuyệt đối"


Đức Phật khi giảng cho các đệ tử của mình, Ngài nói: "Này các tỳ khoe, ta biết cả cánh rừng, với mỗi tỳ khoe ta bốc một nắm lá rừng và giảng cho các người". Đấy là cách truyền Pháp của Ngài. Đấy là Thiện xảo.

Tuỳ theo căn của mỗi người, Ngài giảng theo một cách. Đấy chính là ngôi đền ba tầng lầu mà Đức Phật đã xây lên, tầng thấp nhất là Tiểu thừa, tầng thứ hai là Đạt thừa và tầng trên cùng là Kim cương thừa. Hãy đừng lấy tầm nhìn của Tiểu thừa về tính dục mà áp đặt cho toàn bộ Tôn giáo.

Nhân loại thường lẫn lộn ranh giới của tính dục và Tình yêu.

Tính dục là bậc thấp nhất của con người; con người cần phải bước qua nó để trở thành Tình yêu. Tính dục là chiếm đoạt, chỉ nhận chứ không cho. Tính dục phục vụ cái sướng của bản thể. Tình yêu là vừa cho và vừa nhận, qua Tình yêu con người đạt tới hạnh phúc.

Trong Tình yêu, Tính dục cũng là điều có thể tồn tại, nhưng khi Tình yêu nở hoa thì tính dục không còn. Tất cả phải là Tình yêu. Con người cần thiết phải bước qua tính dục. Người ta yêu nhau, khi thực sự là Tình yêu, là cách người đàn ông yêu cái bên trong của người đàn bà, và ngược lại người đàn bà yêu cái bên trong của người đàn ông. Người đàn ông hãy đi sâu vào bên trong người đàn bà mình yêu.

Người đàn bà hãy đi sâu vào bên trong người đàn ông mà mình yêu. Vào càng sâu, thì Tính dục không còn quan trong nữa. Tình yêu là vừa cho và vừa nhận. Nhận cái tận cùng của điều đáng nhận, thì chỉ còn năng lượng để cho. Khi đó cho, thuộc tính thuần khiết của Tình yêu, tự động tuôn chảy như một dòng sông; và khi đó Từ bi sẽ nở hoa. Như trong bài Ru em, Trịnh Công Sơn đã hát:

"...Yêu em yêu thêm tình phụ.
Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ."


Tình yêu là hiện tượng cao quý nhất trên thế gian. Thông qua con mắt của Tình yêu, tồn tại bắt đầu có màu sắc mới, hình ảnh mới, hương vị mới và ý nghĩa mới. Sự chuyển hoá đó là thông qua sự màu nhiệm của Tình yêu.

Đó không phải là vấn đề bằng chứng của logic. Đó là vấn đề của Trái tim đằm thắm, tha thiết yêu thương. Nếu Trái tim tràn đầy tình yêu tuôn chảy, thì con người bắt đầu cảm thấy sự hiện diện. Tình yêu nâng cao tính cảm thụ của con người, chấp cánh cho sự nhậy cảm, vị tha cho những lầm lỡ, nó mở rộng bầu trời của trí tuệ. Hoa Từ bi sẽ bừng nở và toả hương.

Hai ngàn năm trước Jesus nói: "Thượng đế là Tình yêu". Hai ngàn năm sau, một biến đổi lớn lao, Osho nói: "Tình yêu là Thượng đế".

Xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những Tác giả và Dịch giả của các bài viết, bài nói mà chúng tôi đã sử dụng để làm tư liệu và cảm xúc để viết bài này; xin chân thành hồi hướng công đức nhỏ bé của mình tới Quý vi. Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Chứng minh sư Bồ Tát Ma ha tát.

Sài gòn, ngày 3/7/2011
 

 

Về Menu

phát triển tâm thức tình yêu là thượng đế phat trien tam thuc tinh yeu la thuong de tin tuc phat giao hoc phat

them 佛语不杀生 證嚴上人第一位人文真善美 Để kiểm soát bản thân tốt Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân åœ Bệnh nha chu làm tăng nguy cơ ung thư 佛教极乐世界指什么 كيف غيرت لحظة اكتشاف توماس nét đặc sắc của phật giáo tây tạng doi nguoi nhu gio qua 簡単便利戒名授与水戸 Làm loi cau cuu tu dat me chua liuhe mot ngay tren nui tay thien nói là một loại năng lực Cuộc đời huyền bí của thiền sư có 妙善法师能入定 Hiếu hạnh Chạy 般若心経 読み方 区切り cổ Đại lão Hòa thượng Thích Trí Hải Đừng đi ngủ khi tức giận vç¹ Giáo 演讲稿开头 尽一切恶得须陀洹 然后布施远离诸苦 ศาสนาพราหมณ ฮ นด Ûý 禅と世界文化のオンライン講座 tam kinh 星雲大師全集 Tập thể hình mang lại những lợi ích å ä½ çš äºº that thap co lai hy 河南有专属的佛教 gào Chay Đi tìm những cao thủ trong làng võ sài Giữ sức khỏe khi ôn thi tác æ CHÙA học phật Ñt æµ æ Ÿ ç åŒ çŽ 净空老法师临终遗言 乃父之風 能令增长大悲心故出自哪里