Hiện nay, trang sức có gắn tượng Phật bằng ngọc, đá quý đang rất phổ biến Việc này có nên hay không và có
Phật tử có nên đeo trang sức gắn hình Phật hay không?

Hiện nay, trang sức có gắn tượng Phật bằng ngọc, đá quý đang rất phổ biến. Việc này có nên hay không và có “tác dụng” gì đối với người đeo?
Sinh thời, Đức Phật có yêu cầu các đệ tử không vẽ tranh, tạc tượng Người bởi Người không muốn rằng mọi người sẽ tôn sùng, sùng bài Người. Nhưng sau này, các Phật tử vẫn thường vẽ tranh hoặc tạc tượng Đức Phật. Điều này cũng rất thường tình bởi chúng ta luôn mong muốn ghi lại hình ảnh của người mà chúng ta ngưỡng mộ. Hơn nữa, mỗi bức hình hay bức tượng Đức Phật cũng là một công trình nghệ thuật đáng để trân trọng, thưởng ngoạn. 

Những lưu ý khi sử dụng trang sức gắn hình Đức Phật

Trên con đường tu tập về tâm linh, ngoại trừ những người thực sự yêu thích hình ảnh tượng Phật muốn sử dụng với mục đích trang trí, chúng ta không nên để vật chất ảnh hưởng đến bản thân mình quá nhiều. Không nên đeo trang sức có hình Phật, đeo vòng, chuỗi, mua những món đồ mang tính Phật giáo để trưng quanh nhà và cho rằng mình đang “tu tập”, đang rất “tinh tấn”. “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, những đồ vật này không phải phương tiện giúp chúng ta tu tập, cũng không phải “bằng chứng” về sự tinh tấn của chúng ta.

Một cách nghĩ sai lầm nữa là: chúng ta đeo trang sức gắn hình Phật, đeo chuỗi hạt chỉ để mọi người biết chúng ta là Phật tử thuần thành. Việc trở thành một Phật tử không phải một danh hiệu để khoe, để “treo biển thông báo”, để khoe khoang bằng cách đeo những món đồ liên quan đến Phật giáo; mà đó là một quá trình tu tập, tu dưỡng lâu dài, không ngừng nghỉ. Có xứng đáng là một Phật tử hay không thì chỉ có chính chúng ta mới biết, không ai có thể chứng thực rằng chúng ta là một Phật tử thật sự, ngay cả vị bổn sư mà chúng ta quy y cũng không thể khẳng định được nếu như chúng ta chỉ quy y lấy danh chứ không chịu tu tập

Đeo trang sức có hình Đức Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát,… không phải để “xua đuổi ma quỷ” hay là “cầu may mắn”, “cầu che chở”. Không được coi những món đồ có hình ảnh tâm linh này là một thứ bùa chú bởi như vậy là đi ngược lại tinh thần Phật giáo. 

Tuy nhiên, khi gặp những khó khăn hay những tình huống không thuận lợi trong cuộc sống, do tâm trạng tiêu cực, cay đắng, uất hận, chúng ta có thể nóng nảy, làm những việc sai lầm. Nếu có mang bên người món đồ có hình ảnh của Đức Phật, của các vị Bồ tát thì trong lúc nóng nảy, nhìn những món đồ này, chúng ta có thể bình tâm lại, kiềm chế được những hành động không có lợi, nhờ đó tránh làm những việc sai lầm. Tác dụng của những món đồ mang ý nghĩa tôn giáo là như vậy, chứ không phải những món đồ này sẽ tạo ra “phép thuật” nào đó để thay đổi tình huống trong cuộc sống mà ta gặp phải.

Sử dụng trang sức có hình đức Phật như thế nào cho đúng

Khi thỉnh một món đồ mang tính Phật giáo, mục đích quan trọng nhất phải là:Dùng để nhắc nhở chúng ta phải tu tập nhiều hơn, sâu hơn nữa. Ví dụ: Khi đeo trang sức có gắn hình Đức Phật, chúng ta sẽ luôn tự nhắc mình phải có những cử chỉ, lời nói đúng mực, khuyến khích chúng ta kiên nhẫn, từ bi và luôn thận trọng trong từng ý nghĩ cũng như lời nói.

Khi đeo trang sức có hình bông hoa sen, chúng ta sẽ tự nhắc nhở mình rằng mỗi ngày là một cơ hội để nuôi dưỡng, tăng trưởng lòng từ bi, trí tuệ và tình yêu ngát hương như đóa sen này.

Khi chúng ta giữ được suy nghĩ (ý), lời nói (khẩu) và hành động (thân) đều lương thiện, cao đẹp thì tự khắc sẽ gieo những thiện duyên, cuộc sống sẽ an lành. Với ý nghĩa này, chúng ta có thể thỉnh những món đồ này về cho bản thân hoặc để tặng người thân, bạn đồng tu,… như một món quà vô giá về tinh thần.

Nhiều người thắc mắc: khi đeo trang sức có hình Đức Phật hoặc các hình ảnh tâm linh khác trong những hoạt động đời sống thường ngày như nấu nướng, làm việc, tắm gội,… thì có bị tội hay không, có mất phước hay không. Như đã phân tích bên trên, những món đồ có các hình ảnh tâm linh này không hề mang ý nghĩa tâm linh thật sự mà chỉ là ý nghĩa giáo dục, tinh thần. Do vậy, có ngăn ngại gì chỗ sạch chỗ dơ chăng.

Tóm lại, việc có nên đeo trang sức có gắn hình Phật hay những hình ảnh tâm linh hay không là chuyện của từng cá nhân, tuy nhiên, nên phân biệt việc này khỏi những trò mê tín dị đoan, tin lời xằng bậy, coi những trang sức gắn hình ảnh tâm linh là “bùa hộ mệnh” hay “cầu may mắn”. Thay vào đó, hãy đúc một tượng Phật trong tâm mình bằng cách quy y Phật, hiểu và thực hành những lời Phật dạy, thì lúc đó, có mang theo hình ảnh Phật hay không cũng không quan trọng mà chúng ta luôn có Phật bên người.
 
Giác Hương Hạnh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

phật tử có nên đeo trang sức gắn hình phật hay không? phat tu co nen deo trang suc gan hinh phat hay khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Phật giáo Đà Lạt sẽ hạ thủy 7 đóa å¾ お仏壇 お手入れ hậu quả tất yếu của các hành động å ç æžœ 宾州费城智开法师的庙 Làm bổ khái 浄土真宗 お守り 念南無阿彌陀佛功德 住相 간화선이란 妙性本空 无有一法可得 khÃƒÆ Phật giáo ï¾ ï½ xung xinh di chua 怎么做早课 演若达多 空中生妙有 KhÃƒÆ 同朋会運動 北海道 評論家 菩提阁官网 Khói 氣和 散杖 蹇卦详解 น ทานชาดก khai niệm 空寂 阿罗汉需要依靠别人的记别 î 大乘方等经典有哪几部 phần 7 phẩm về tâm pháp cú 33 大法寺 愛知県 sự thật thứ nhất tiếp theo dầu 鼎卦 VÃ Æ Ä 五重玄義 無量義經 放下凡夫心 故事 有人願意加日我ㄧ起去 v廕 佛教的出世入世 những câu nói ý nghĩa làm thay đổi an cư kiết hạ 人生是 旅程 風景