Hàng Phật tử cần phải thấy rằng, thọ giới là để nương theo giới mà từng bước hoàn thiện nhân cách và đạo đức. Dó đó, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà phạm khuyết giới (có thể sám hối) là chuyện bình thường của chúng sinh phước mỏng nghiệp dày. Quan trọng
Phật tử khi quy y có nên xả bớt một vài giới

là thấy rõ giới hạn của mình rồi thành tâm sám hối, nguyện không tái phạm.
HỎI: Phật tử tại gia thường phát nguyện thọ trì 5 giới. Tôi thấy hiện nay đa số người thọ giới nhưng không giữ được, khiến phạm giới. Suy cho cùng, do nghiệp lực quá nặng, trong khi ý chí và niềm tin của ta chưa đủ để giữ vững giới luật. Nếu sám hối rồi lại phạm, phạm rồi lại sám hối nhiều lần cũng rất xấu hổ. Vậy có nên xả một vài giới nào mình cảm thấy chưa chắc chắn? Sự hiểu của tôi như vậy có đúng không?
 
(THÀNH TÂM, 
thanhtam121261@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Thành Tâm thân mến!

Thường thì sau khi quy y Tam bảo, Phật tử được khuyến khích phát nguyện thọ trì 5 giới. Tuy nhiên, vì rất ít nơi chư Tăng (Ni) trước khi truyền giới giải thích rõ thế nào là phạm giới (không thể sám hối), thế nào là phạm khuyết giới (có thể sám hối) khiến cho hàng Phật tử lúng túng, phân vân về việc thọ trì, sám hối trong đời sống hàng ngày.

Theo Giới luật, giới thứ nhất Không sát sinh, nếu hội đủ 5 điều dưới đây là phạm giới, thành tội không thể sám hối: 1. Đối tượng bị giết là người, chứ chẳng phải dị loại súc sinh, 2. Biết rõ là người, 3. Có tâm giết người, 4. Dùng một cách nào đó để giết người, 5. Người bị giết chắc chắn đã chết. Nếu không hội đủ thì chỉ phạm khuyết giới, có thể sám hối để trở thành thanh tịnh.

Giới thứ hai Không trộm cướp, nếu hội đủ 6 điều sau đây là phạm giới, thành tội không thể sám hối: 1. Tài vật của người khác, 2. Biết rõ tài vật chẳng phải của mình, 3. Khởi niệm mưu tính trộm cướp, 4. Tìm cách trộm cướp (tự mình lấy hoặc bảo người khác lấy), 5. Giá trị tài vật từ “5 tiền” trở lên (tùy quy định từng quốc gia về giá trị của vật hay số tiền đủ để truy tố tội chết), 6. Dời tài vật đã trộm cướp ra khỏi vị trí cũ của nó (biến đổi hình trạng, thay đổi màu sắc v.v…) khiến cho chủ của tài vật nghĩ rằng đã mất. Nếu không hội đủ thì chỉ phạm khuyết giới, có thể sám hối để trở thành thanh tịnh.

Giới thứ ba Không tà dâm, nếu hội đủ 4 điều sau đây là phạm giới, thành tội không thể sám hối: 1. Không phải vợ chồng mình đã kết hôn, 2. Có tâm dâm, 3. Đúng chỗ  (miệng, cơ quan sinh dục và đường đại tiện) mà hành dâm, 4. Tạo thành sự hành dâm. Nếu không hội đủ thì chỉ phạm khuyết giới có thể sám hối.

Giới thứ tư Không nói dối, nếu hội đủ 5 điều sau đây là phạm giới, thành tội không thể sám hối: 1. Nói với người, 2. Biết rõ đối tượng nghe là người, 3. Có tâm dối gạt, 4. Tự mình chưa chứng Thánh mà nói đã chứng; cho đến chưa thấy thiên, long, thần, quỷ mà nói thấy, 5. Người đối diện nghe hiểu (không phải người điếc, người điên, súc sinh chẳng hiểu). Các phương diện khác của giới này là nói sai sự thật, nói thô ác, nói chia rẽ, nói thêu dệt. Nếu không hội đủ 5 điều trên thì chỉ phạm khuyết giới, có thể sám hối để trở thành thanh tịnh.

Giới thứ năm Không uống rượu, phải hội đủ 3 điều mới thành tội nhưng có thể sám hối: 1. Có rượu (và các chất say), 2. Biết rõ là rượu (và các chất say), 3. Uống rượu vào miệng nuốt (hoặc hít, chích các chất say).

Trong 5 giới của Phật tử, bốn giới trước đều có hai dạng không thể sám hối và có thể sám hối. Riêng giới thứ năm thì chỉ có một dạng là có thể sám hối. Nếu phạm giới thành tội không thể sám hối thì bị đọa ác đạo. Tuy nhiên, trường hợp này nếu người Phật tử có tu tập căn bản thì rất khó phạm (như chủ ý giết người, chủ ý trộm cướp tài sản lớn, chủ ý nói dối mình đã chứng Thánh để gạt người), riêng chủ ý ngoại tình (có hành dâm-dễ phạm hơn các giới kia). Còn lại các trường hợp phạm giới khác đều có thể sám hối.

là thấy rõ giới hạn của mình rồi thành tâm sám hối, nguyện không tái phạm. Sám hối nhiều lần, sám hối cả đời cho đến khi thân tâm thanh tịnh, trong sạch. Xấu hổ (tàm quý) là một tâm thiện rất cần cho sự khắc phục lỗi lầm nhưng không vì xấu hổ mà tìm cách xả giới, đánh mất cơ hội tích phước và tiến tu.

Chúc bạn tinh tấn!

Bài viết: "Phật tử khi quy y có nên xả bớt một vài giới "
Tổ tư vấn

Nguồn: giacngo.vn

Về Menu

phật tử khi quy y có nên xả bớt một vài giới phat tu khi quy y co nen xa bot mot vai gioi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Tàu hủ chiên sốt cà 加持成佛 是 萬分感謝師父 阿彌陀佛 飞来寺 tanh Phát hiện mới về Thái sư Trần Thủ Ăn chay khoa học đạt sức khỏe vàng 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 bắt 皈依的意思 弥陀寺巷 gia tri va nhan cach song trong tung loi noi ภะ 饒益眾生 ทำว ดเย น 지장보살본원경 원문 閩南語俗語 無事不動三寶 精霊供養 ทาน ห พะ 心中有佛 提等 rồi 持咒 出冷汗 福生市永代供養 Ăn nhiều gia vị giúp sống lâu hơn 首座 từ lực บทสวด Việt æ 寺院 5 điều nên tránh để có thị lực tốt 根本顶定 因无所住而生其心 พ ทธโธ ธรรมโม 能令增长大悲心故出自哪里 tâm thành của phật tử trong lễ vu lan モダン仏壇 ç 佛教名词 借香问讯 是 八吉祥 住相 念空王啸 Vì sao bạn mất ngủ về đêm Ï ai quyet dinh cuoc doi ban Du xuân Uống trà xanh có thể giảm tác dụng