Đó chính là Chử Đồng Tử, một trong Tứ Bất tử có ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa và tín ngưỡng Việt Nam
Phật tử tại gia đầu tiên ở Việt Nam là ai ?

. Truyền thuyết Chử Đồng Tử

Theo truyền thuyết dân gian, Chử Đồng Tử sinh ra tại làng Chử Xá, thuộc Gia Lâm (Hà Nội) ngày nay. Gia cảnh bần hàn, Chử Đồng Tử và cha là Chử Cù Vân chỉ có độc một cái khố phải thay nhau mặc. Tới khi sắp qua đời do bệnh nặng, cha của Chử Đồng Tử mới bảo con rằng hãy chôn ông khỏa thân, giữ lấy cái khố mà mặc. Tuy nhiên, Chử Đồng Tử vì hiếu thuận nên đã chôn khố theo cha, còn bản thân thì chịu cảnh trần truồng khổ sở.

Chử Đồng Tử kiếm sống bằng cách đêm câu cá, ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn. Ngày nọ, Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung là con gái cưng của Hùng Vương thứ 18 trong một bối cảnh đậm chất "duyên phận" và hai người kết thành vợ chồng. Hôn sự giữa hai người làm Hùng Vương nổi giận, ngài bèn đuổi vợ chồng Chử Đồng Tử ra khỏi Văn Lang.
Chử Đồng Tử và Tiên Dung
Hai người cùng nhau lập chợ buôn bán để mưu sinh. Khu chợ này thường được thương nhân nước ngoài lui tới, Chử Đồng Tử theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một lần đi buôn trên biển, Chử Đồng Tử gặp vị tu sĩ tên Phật Quang và được Phật Quang truyền đạo. Khi trở về, Chử Đồng Tử lại truyền đạo cho Tiên Dung và hai vợ chồngcùng nhau giác ngộ.

Chử Đồng Tử là Phật tử đầu tiên tại Việt Nam

Theo các tài liệu lịch sử, đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên - trùng mốc thời gian trong truyền thuyết Chử Đồng Tử là thời Hùng Vương thứ 18 (là đời Vua Hùng cuối cùng - khoảng năm 258 TCN).

Các học giả cho rằng, những thương nhân nước ngoài xuất hiện tại khu chợ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung rất có thể là từ Ấn Độ - nơi khởi nguồn Phật giáo - sang (họ đã vượt qua biên giới ở Bắc Ấn, sang Miến Điện rồi vào vùng Phù Nam). Khi cùng thương gia đi buôn trên biển, Chử Đồng Tử đã ghé vào một hòn đảo để lấy nước ngọt và gặp vị tăng sĩ Ấn Độ có tên Phật Quang.

Sau khi truyền pháp, Phật Quang tặng cho Chử Đồng Tử chiếc gậy và cái nón lá - khá giống với chiếc áo cà sa và cái bát mà Phật Thích Ca truyền cho Ma Ha Ca Diếp trước khi Phật nhập Niết Bàn.

Tuy nhiên, không phải tới lúc Chử Đồng Tử gặp Phật Quang thì các nhà sử học mới xác định được Chử Đồng Tử là Phật tử đầu tiên và Phật Quang là nhà hoằng pháp đầu tiên tại Việt Nam.

Phân tích truyền thuyết cho thấy Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau là do duyên số (bản thân vợ chồng họ cũng đã nhận định như vậy) - hay chính là nghiệp lực, nhân quả trong Phật giáo.
Hãy thử nghĩ mọi chuyện theo hướng khác: Nếu như Chử Đồng Tử không vì hiếu thuận mà chôn khố theo cha, có khố mặc thì khi đang làm việc, nhìn thấy thuyền Tiên Dung đến liệu có phải vùi mình xuống cát trốn hay không? Nếu không vì tính cách phóng khoáng và tân tiến của mình, liệu Tiên Dung có đi ngao du khắp nơi và gặp Chử Đồng Tử trong tình huống khó tin nhất hay không (đi dạo trên sông nhưng không tắm sông, lại lên bờ sai người quây màn ở bụi lau để tắm; sau khi thấy Chử Đồng Tử không giận dữ đuổi đi, mà lại yêu cầu kết duyên vợ chồng)?

Nếu Tiên Dung không kết hôn với Chử Đồng Tử, liệu hai người có bị Hùng Vương đuổi khỏi Văn Lang và phải buôn bán mưu sinh? Và nếu không phát triển buôn bán, không đi buôn phương xa, liệu Chử Đồng Tử có thể gặp được nhà sư Phật Quang tại núi Quỳnh Viên và giác ngộ? Đây quả là một cuộc nhân - quả, quả - nhân duyên khởi trùng trùng.

Như vậy, từ cuộc gặp gỡ đầy duyên phận với Tiên Dung và sau là nhà sư Ấn Độ Phật Quang, Chử Đồng Tử đã trở thành Phật tử Việt Nam như thế đó.
  Kỳ Đằng
 

Về Menu

phật tử tại gia đầu tiên ở việt nam là ai ? phat tu tai gia dau tien o viet nam la ai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

สามเณร Ai có thể thở giùm ai nhung dieu can biet ve le cung giao thua va ngôi chùa quan trọng bậc nhất thái lan 因地當中 co bao gio con nghi toi on cha me có bao giờ con nghĩ tới ơn cha mẹ Thừa cân béo phì tiềm ẩn nguy cơ có bao giờ con nghĩ tới ơn cha mẹ con từ thí vô giá hội đến thủy lục pháp Chùa Việt nam Ä á 5 nguyên tắc để trở thành bậc cha mẹ Những loại củ quả không nên ăn cả hieu Khói thông dong co va nguyen Vào chùa học làm món chay xin cha me cho con xin cha mẹ cho con Vào chùa học làm món chay Già o อภ สรา ธรรม Chút lãng đãng Sài Gòn mot so suy nghi ve van hoa イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 萬分感謝師父 阿彌陀佛 ろうそくを点ける đức phật và nền hòa bình nhân loại sống tận hay thoi an phan 净土五经是哪五经 夷隅郡大多喜町 樹木葬 vo chong cha mẹ và con cái là mối nhân duyên từ お位牌とは こころといのちの相談 浄土宗 Hương Xuân 一人 居て喜ばは二人と思うべし 如闻天人 己が身にひき比べて 経å ก จกรรมทอดกฐ น พระอ ญญาโกณฑ ญญะ Đi cuÑi nhân duyên khó lường Nghệ thuật ẩm thực chay xứ Huế