Ngày nay, sự hộ pháp của hàng cư sĩ tại gia càng đa dạng hơn với nhiều hình thức khác nhau từ bố thí, cúng dường vật thực cho đến thực hành pháp và hướng dẫn Phật pháp sâu rộng đến mọi tầng lớp
Phật tử tại gia với sứ mệnh hộ pháp và hoằng pháp

.
Người cư sĩ tại gia ngoài trách nhiệm làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân, đóng góp lợi ích cho xã hội, kế đến là hộ trì Tam bảo và hoằng pháp lợi sinh tuỳ theo hoàn cảnh sống của mình.

Trước tiên trong vai trò hộ pháp để cho Phật pháp được trường tồn ở thế gian này, người tại gia cần phải hỗ trợ vật chất để đảm bảo đời sống an sinh trong nhà chùa, ổn định bền vững và ngày càng phát triển lâu dài. Trong kinh Bổn phận người gia chủ, Đức Phật đã khẳng định với Anathapindika rằng, muốn trở thành người Phật tử chân chính, thì phải hộ trì gìn giữ cúng dường Tam bảo để chư Tăng, Ni có thời gian tu hành và duy trì Phật pháp.

Vai trò hộ pháp đầu tiên của người cư sĩ, chính là góp phần đảm bảo đời sống tối thiểu cho người xuất gia. Kế tiếp của người Phật tử tại gia là sự hỗ trợ về điều kiện tu hành cho chư Tăng, Ni và mọi người.

Hộ pháp còn được hiểu là sự phòng hộ, gìn giữ về các phương diện liên quan đến Tam bảo như chùa chiền, Tăng sĩ, kinh điển, băng đĩa và thanh danh của Giáo hội các cấp. Ngoài ra, người Phật tử chân chính cần phải chung tay hộ trì Tam bảo bằng khả năng sẵn có của mình, phát nguyện dấn thân, đóng góp vì lợi ích chung.

Người xuất gia từ bỏ đời sống gia đình, chuyên tâm học hỏi và tu sửa, nhằm đạt được giác ngộ, giải thoát và giáo hóa chúng sinh. Việc trợ duyên của hàng cư sĩ, giúp cho người xuất gia có thời gian tu hành, được gọi là hộ pháp chân chính. 

. Hộ pháp vừa có nghĩa là người ủng hộ Phật pháp, vừa có nghĩa là sự che chở bảo vệ chánh pháp được phổ biến khắp mọi nơi.

Theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, Đức Phật và Tăng đoàn sống nhờ vào sự cúng dường của hàng cư sĩ. Ngày xưa, đức Phật chỉ cho phép hàng xuất gia sở hữu ba y, một bình bát và một vài vật dùng cá nhân khác. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ được phép dùng bốn thứ cần thiết là thức ăn, y áo, thuốc men và chỗ ở.

Với truyền thống sống bằng cách khất thực, hàng xuất gia không tự túc sản xuất ra vật chất để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày mà phải nhờ vào sự hiến cúng của hàng cư sĩ. Họ cần sự hộ pháp của hàng cư sĩ từ thức ăn, vật dụng cho đến chỗ ở. Hàng ngày họ khất thực để được thức ăn duy trì mạng sống. Họ nhận y áo cúng dường từ hàng cư sĩ vừa đủ để che thân khi trời nắng mưa, nóng lạnh.

Tóm lại, hàng xuất gia thời Phật không được phép chất chứa thức ăn hay của cải vật chất, không bận tâm việc xây cất chùa tháp hay Tịnh xá. Công việc của họ là tu tập để được giác ngộ, giải thoát và hướng dẫn cho nhiều người biết Phật pháp.
  Bài viết: "Phật tử tại gia với sứ mệnh hộ pháp và hoằng pháp"
Thích Đạt Ma Phổ Giác - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

phật tử tại gia với sứ mệnh hộ pháp và hằng pháp phat tu tai gia voi su menh ho phap va hang phap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

こころといのちの相談 浄土宗 イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 9 dấu hiệu tiểu đường ở nam giới HÃƒÆ y dieu hanh xe dap huong ve ngay phat dan ngá đôi mắt biết tu 墓地の選び方 Ăn chay theo phong cách Tây Tạng giữa Sài あんぴくんとは quán sát sự thật tâm trở nên bén nhạy Nghệ thuật ẩm thực chay xứ Huế 20 điều cần tu dưỡng trong đời người muoi nghiep lanh 山風蠱 高島 dai cuong kinh phap hoa Rau lang nhuận tràng hoang lễ tưởng niệm lần thứ 19 cố nhân duyên khó lường hạnh phúc chân thật là gì 己が身にひき比べて Chốn bình an Tháng Giêng là tháng ăn å sực nhớ quê hương là cực lạc Luận về vấn đề phóng sanh 一人 居て喜ばは二人と思うべし hàn quốc bức họa phật giáo được Cảm ơn 深恩正 xa địa tạng Vài co w 경전 종류 净地不是问了问了一看 khé quan niệm về đạo đức nghề nghiệp トo Thủ chum tho bong xa muon phien cua thay nghiem Dạy chương v phật giáo dưới 3 triều đại 4 lưu ý khi hấp thu đường เฏ Ngá 净土五经是哪五经 ろうそくを点ける สต