Ngày nay, sự hộ pháp của hàng cư sĩ tại gia càng đa dạng hơn với nhiều hình thức khác nhau từ bố thí, cúng dường vật thực cho đến thực hành pháp và hướng dẫn Phật pháp sâu rộng đến mọi tầng lớp
Phật tử tại gia với sứ mệnh hộ pháp và hoằng pháp

.
Người cư sĩ tại gia ngoài trách nhiệm làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân, đóng góp lợi ích cho xã hội, kế đến là hộ trì Tam bảo và hoằng pháp lợi sinh tuỳ theo hoàn cảnh sống của mình.

Trước tiên trong vai trò hộ pháp để cho Phật pháp được trường tồn ở thế gian này, người tại gia cần phải hỗ trợ vật chất để đảm bảo đời sống an sinh trong nhà chùa, ổn định bền vững và ngày càng phát triển lâu dài. Trong kinh Bổn phận người gia chủ, Đức Phật đã khẳng định với Anathapindika rằng, muốn trở thành người Phật tử chân chính, thì phải hộ trì gìn giữ cúng dường Tam bảo để chư Tăng, Ni có thời gian tu hành và duy trì Phật pháp.

Vai trò hộ pháp đầu tiên của người cư sĩ, chính là góp phần đảm bảo đời sống tối thiểu cho người xuất gia. Kế tiếp của người Phật tử tại gia là sự hỗ trợ về điều kiện tu hành cho chư Tăng, Ni và mọi người.

Hộ pháp còn được hiểu là sự phòng hộ, gìn giữ về các phương diện liên quan đến Tam bảo như chùa chiền, Tăng sĩ, kinh điển, băng đĩa và thanh danh của Giáo hội các cấp. Ngoài ra, người Phật tử chân chính cần phải chung tay hộ trì Tam bảo bằng khả năng sẵn có của mình, phát nguyện dấn thân, đóng góp vì lợi ích chung.

Người xuất gia từ bỏ đời sống gia đình, chuyên tâm học hỏi và tu sửa, nhằm đạt được giác ngộ, giải thoát và giáo hóa chúng sinh. Việc trợ duyên của hàng cư sĩ, giúp cho người xuất gia có thời gian tu hành, được gọi là hộ pháp chân chính. 

. Hộ pháp vừa có nghĩa là người ủng hộ Phật pháp, vừa có nghĩa là sự che chở bảo vệ chánh pháp được phổ biến khắp mọi nơi.

Theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy, Đức Phật và Tăng đoàn sống nhờ vào sự cúng dường của hàng cư sĩ. Ngày xưa, đức Phật chỉ cho phép hàng xuất gia sở hữu ba y, một bình bát và một vài vật dùng cá nhân khác. Trong sinh hoạt hàng ngày, họ được phép dùng bốn thứ cần thiết là thức ăn, y áo, thuốc men và chỗ ở.

Với truyền thống sống bằng cách khất thực, hàng xuất gia không tự túc sản xuất ra vật chất để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày mà phải nhờ vào sự hiến cúng của hàng cư sĩ. Họ cần sự hộ pháp của hàng cư sĩ từ thức ăn, vật dụng cho đến chỗ ở. Hàng ngày họ khất thực để được thức ăn duy trì mạng sống. Họ nhận y áo cúng dường từ hàng cư sĩ vừa đủ để che thân khi trời nắng mưa, nóng lạnh.

Tóm lại, hàng xuất gia thời Phật không được phép chất chứa thức ăn hay của cải vật chất, không bận tâm việc xây cất chùa tháp hay Tịnh xá. Công việc của họ là tu tập để được giác ngộ, giải thoát và hướng dẫn cho nhiều người biết Phật pháp.
  Bài viết: "Phật tử tại gia với sứ mệnh hộ pháp và hoằng pháp"
Thích Đạt Ma Phổ Giác - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

phật tử tại gia với sứ mệnh hộ pháp và hằng pháp phat tu tai gia voi su menh ho phap va hang phap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ngà Cà phê giúp răng chắc khỏe Làm dưa món đón Tết về tÃƒÆ chua dot tien giå Ăn chay giúp sống lâu hơn tự 做人處事 中文 放下凡夫心 故事 thien phat giao mọi 佛陀会有情绪波动吗 Chuyện ăn chay trường của nội chua hoa yen bồ tát 佛教与佛教中国化 寺院 募捐 tot ấn niem thangka hoa pham dac dung cua phat giao kim cang 菩提阁官网 cổ cuộc sống đã hiện đại nhưng xin tỉnh cho 鼎卦 bạnh tây phương đã tiếp nhận đạo phật 燃指供佛 Nghệ thuật giao tiếp trong kinh điển フォトスタジオ 中百舌鳥 ban phai biet Canh củ năng rong biển nếu trí tuệ không có đạo đức soi 有人願意加日我ㄧ起去 佛頂尊勝陀羅尼 phat giao năng Liên quÃ Æ Quả Chút lãng đãng Sài Gòn thuc hanh de co cuoc song hanh phuc hon ngay hom nguoi ban co tin tuong tai sinh khong Luận về vấn đề phóng sanh nguÓn tin