GNO - Điều này có liên quan đến nguy cơ cao đối với bệnh tật và thậm chí là tử vong, theo nghiên cứu.

Phiền não tăng vì lạm dụng mạng xã hội

GNO - Những “tín đồ” của các phương tiện truyền thông xã hội (social media) có thể cho rằng việc đăng tải và nhấn nút Like giúp kết nối họ với những người khác. Nhưng một nghiên cứu gần đây lại cho thấy rằng, dành nhiều thời gian cho các diễn đàn truyền thông xã hội thật sự có liên quan đến khả năng cảm thấy bị cô lập về mặt xã hội.

Sự cô lập về mặt xã hội - được các chuyên gia định nghĩa là thiếu cảm giác thuộc về, cảm giác có liên hệ với người khác và các mối quan hệ mỹ mãn. Điều này có liên quan đến nguy cơ cao đối với bệnh tật và thậm chí là tử vong, theo nghiên cứu.

mangxh.jpg
Mạng xã hội đem lại tiện ích cho con người nhưng nếu lạm dụng sẽ mang lại hệ quả không tốt

Hiện nay, các bất ổn tinh thần và sự cô lập về mặt xã hội đang ở mức “đại dịch” trong cộng đồng người trẻ, chia sẻ của chuyên gia Brian Primack - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Truyền thông, Công nghệ và Sức khỏe thuộc Đại học Pittsburgh.

Mặc dù truyền thông xã hội có thể được sử dụng để làm dịu đi các cảm giác bị cô lập về mặt xã hội nhưng nếu dùng truyền thông quá nhiều cũng có thể mang đến tác động ngược lại ở người trẻ, thể hiện qua việc làm giới hạn đi các tương tác giữa các cá nhân với nhau. Kết quả nghiên cứu này đăng trên Tạp chí Journal of Preventive Medicine của Hoa Kỳ đầu tháng 3 qua.

Ngoài ra, truyền thông xã hội có thể mang lại cho con người ấn tượng rằng người khác đang có cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ hơn, vì đôi khi cách họ xuất hiện trực tuyến không thật sự hoàn toàn trung thực.

Để xác định mối liên hệ giữa truyền thông xã hội và cảm giác bị cô lập, các nhà nghiên cứu gửi một bảng câu hỏi đến cho hơn 1.700 người trưởng thành ở Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 19-32. Bảng câu hỏi đánh giá mức độ cô lập xã hội của cá nhân và thời lượng cũng như mức độ thường xuyên mà người tham gia sử dụng 11 diễn đàn truyền thông xã hội được yêu chuộng hiện nay; trong đó có Facebook, Twitter và Instagram.

Theo đó, trung bình người tham gia nghiên cứu dành hơn một giờ đồng hồ (khoảng 61 phút) mỗi ngày cho truyền thông xã hội và “ghé thăm” các trang truyền thông xã hội trung bình khoảng 30 lần mỗi tuần - nghiên cứu kết luận.

Hơn ¼ (tức 27%) người tham gia nghiên cứu cho biết họ có cảm giác ở mức cao với sự cô lập xã hội. Và việc sử dụng truyền thông càng nhiều thì cảm giác về sự cô lập này càng lớn hơn.

Nghiên cứu cũng chưa rõ đâu là nguyên nhân và đâu là hệ quả của mối liên hệ này, tức vẫn chưa xác định được là do cảm giác cô lập dẫn đến việc sử dụng nhiều các kênh truyền thông xã hội hay ngược lại.

Tuy nhiên, các chuyên gia giả thiết rằng “có thể người trẻ ban đầu cảm thấy bị tách biệt nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm truyền thông xã hội” hay “việc sử dụng truyền thông xã hội quá nhiều làm tăng cảm giác bị cô lập bên ngoài đời sống thật” hoặc đây cũng có thể là “sự kết hợp của cả hai” - Miller chia sẻ.

Huệ Trần
(theo Live Science)


Về Menu

Phiền não tăng vì lạm dụng mạng xã hội

hòa thể nghiem 3 idiots 一念心性 是 chùa thuyền tôn Mùa Xuân tôi ơi yêu Xử Gỏi dưa leo đừng để hoàn cảnh làm hỏng cuộc Sinh tố bơ 30 giây thôi 10 mon chay vua ngon mieng vua dep mat se thay doi 5 chất dinh dưỡng cần thiết cho người 5 điều nên tránh để có thị lực tốt nhin su vat nhu chung that su la Gỏi dưa leo Đức Phật cảm hóa Angulimāla Nhiê u 康 惡 即刻往生西方 Bí quyết ăn khuya giảm thiểu gây hại chú chim se sẻ non tình huynh đệ một văn liệu phật học sinh động bạnh Lâm Đồng Thành kính tưởng niệm HT chua hung ky トO Sống trở vå å lời phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát Thích thí phÃp 淨空法師 李木源 著書 Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa giu gin tam y hay danh lua trai tim cua ban 佛教与佛教中国化 æ ¹æ žå æœ å Š 43 công án của trần thái tông treo comungphat dan nhung uoc mo da gia trong hoai tinh Phật giáo phật thuyết về công hạnh người xuất Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài nguồn gốc hình tượng rồng việt trong rộng mở từ ái quan điểm của tôi tâm biết đủ là người giàu nhất