Phóng sinh có nghĩa là giải thoát những sinh vật đang bị giam hãm trong lồng, chậu hoặc sắp bị giết Đây là hành động mang lại sự sống cho chúng sinh đang bị đe dọa đến tính mạng
Phóng sinh việc dễ... khó làm

Phóng sinh có nghĩa là giải thoát những sinh vật đang bị giam hãm trong lồng, chậu hoặc sắp bị giết. Đây là hành động mang lại sự sống cho chúng sinh đang bị đe dọa đến tính mạng.


Phóng sinh... đáng được ca ngợi

Bắt nguồn từ hai bộ kinh Phật giáo Bắc Tông là kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới và kinh Kim Quang Minh, tục lệ phóng sinh được phát triển mạnh ở Trung Hoa, truyền sang Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

Đức Phật dạy: "Người con Phật vì lòng từ bi mà làm việc phóng sinh và khuyên bảo người khác làm. Nếu thấy người đời sát sinh thì nên tìm cách cứu cho chúng được thoát khỏi nạn khổ".

Tục phóng sinh được phát khởi từ tinh thần từ bi và bình đẳng giữa chúng sinh. Phóng sinh cũng như ăn chay, chính là một phần của việc giữ giới không sát sinh, một trong năm giới cấm mà người Phật tử khi quy y Tam Bảo thường phát lên lời nguyện giữ gìn.

Không sát hại sinh vật, dù gián tiếp như ăn thịt động vật hoặc trực tiếp như cầm dao giết con vật, là làm việc thiện một cách thụ động và phóng sinh cứu mạng sống, là làm việc thiện tích cực.

Như thế theo tinh thần này, người Phật tử không những không sát hại sinh vật mà còn phải cứu sinh vật đang bị đe dọa đến tính mạng, đang bị giam giữ tù đầy trong lồng chậu, cứu cho chúng khỏi chết, nghĩa là giải thoát chúng, trả tự do cho chúng về với bầu trời sông nước, về với gia đình tổ ấm của chúng.

Theo đó, phóng sinh là một việc làm rất tốt, rất đáng đươc ca ngợi. Tuy nhiên, nhà Phật có câu "tùy duyên, bất biến". Bản chất của sự tu hành để tăng trưởng lòng từ bi là bất biến. Nhưng trong hành động thì cần tùy duyên, nghĩa là tùy trường hợp, tùy địa phương mà hành động, để vẫn có thể phù hợp với chân lý, đồng thời cũng hợp thời, hợp cảnh, kinh Phật gọi là khế lý và khế cơ.

... nhưng đôi điều phải suy xét

Vào thời xa xưa, trong những dịp lễ có phóng sinh, các cụ mua cá cho bơi trong chậu nước hoặc mua cả giỏ cua đồng, loại cua nhỏ bằng ngón chân cái, đem lên chùa cúng rồi đem ra sông thả. Sau khi được thả, mấy con vật thường lặn ngay xuống nước.

Ngày nay thì khác. Chúng ta ở trong thành phố nên ít khi có được cá hoặc cua sống cho nên chúng ta mua chim để thả. Những con chim bị bắt để bán cho người phóng sinh này thường phải chờ đợi một thời gian trước khi tới giờ phút được sổ lồng.

Trong thời gian chờ đợi đó, chúng không được săn sóc chu đáo vì dường như không ai có bổn phận phải chăm lo cho mấy con chim trong lồng nằm chờ nơi góc sân kia được ăn uống no đủ.

Vậy thì chúng ta cần phải xét lại việc phóng sinh chim và thả cá. Chim bị bắt nhốt vào lồng, cá bị bắt thả trong chậu bán ngoài chợ là do người giăng lưới vây bắt vì nhu cầu tiêu thụ, để ăn hoặc để phóng sinh. Điều này có nghĩa là nếu không có nhu cầu mua chim cá thì chim cá sẽ không bị giăng lưới và nhốt vào lồng chậu.

Qua sự việc trên chúng ta nhận thấy, vì muốn phóng sinh nhằm tạo phước mà người phóng sinh lại vô tình thúc đẩy những người khác giăng lưới bắt chim cá, đến nỗi tự họ lại mắc vào nghiệp sát sinh.

Trong tình hình như vậy, có nên phóng sinh hay không? Việc này là do suy nghĩ của mỗi người dân. Tuy nhiên, việc bắt, mua bán rồi thả, rồi bắt lại... là không đúng với tinh thần phóng sinh.

Phóng sinh chỉ có ý nghĩa khi chúng ta giải thoát được con vật trong hoàn cảnh ngẫu nhiên hay thả chúng sống trong một môi trường thích hợp, tạo cho chúng có cơ hội sống dài lâu hơn. Không nhất thiết phải mang chúng đến chùa mới phóng sinh được. Chỗ nào thích hợp thì thả chúng.

Thật ra việc phóng sinh ai cũng có thể làm, không nhất thiết phải có tiền để mua chim, cá mới thực hành được. Chỉ cần có tấm lòng từ bi thương xót chúng sinh, xem mọi loài chúng sinh đều bình đẳng, đều có quyền sống.

Hoặc là khi khởi tâm muốn phóng sinh, chúng ta rủ bạn bè, gia đình đi ăn một bữa cơm với rau đậu, như thế là chúng ta cũng đã có thể cứu dăm ba mạng tôm, cua, sò, cá, chim câu... Thế là cũng đã thực hiện hạnh phóng sinh rồi.

Theo quy luật nhân quả, mình có lòng muốn cho chúng sinh khỏi đau đớn, giải thoát chúng sinh thì mình cũng sẽ được khỏi đau đớn, được giải thoát. Nhưng đó chỉ là kết quả tự nhiên của những hành động từ thiện, không phải mục tiêu của sự phóng sinh trong nhà Phật.

Nhà Phật phóng sinh là vì lòng từ bi. Nói như thế không có nghĩa là hành động phóng sinh chỉ đem lại ít lợi ích. Thật ra việc phóng sinh đúng cách và với Tâm Vô Sở Cầu thì sẽ có kết quả vô cùng lớn lao, là vơi đi nghiệp sát đã vướng phải trong vô lượng kiếp.

  Nguồn: Bee
 
 

Về Menu

phóng sinh việc dễ... khó làm phong sinh viec de kho lam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

簡単便利 僧侶派遣 神奈川 緣境發心 觀想書 hôn nhân thiền Bo yêu người xuất gia đúng hay sai 首座 Giáo đoàn III tưởng niệm Trưởng lão phần 仏壇 拝む 言い方 往生的法籍法師 佛教教學 世界悉檀 佛子 경전 종류 鎌倉市 霊園 Mít kho sả ớt món chay quê hiểu về nhân quả 必使淫心身心具断 什麼是佛法 Cá n Mùa thu 陧盤 浄土宗 2006 曹洞宗総合研究センター mot thoang nho que xua Hồi ức một quận chúa Kỳ 1 Mối 雷坤卦 七五三 大阪 con nguoi y thuc voi phap than mau nhiem VẠThực phẩm nào giúp giảm cân hiệu quả 佛经讲 男女欲望 閼伽坏的口感 供灯的功德 五観の偈 曹洞宗 市町村別寺院数順位 ส ะนนะ 墓地の販売と購入の注意点 Faux Meat for Very Real Seasons Tôi đi tìm bình yên 所住而生其心 Lễ húy nhật cố Trưởng lão ç æˆ ngôi sao xanh trên bầu trời xa ngọc 阿那律 仏壇 通販 vÃ Æ Điều khó quên