Nhân kỷ niệm 35 năm Chiến thắng 30/4, NB&CL xin giới thiệu một số gương mặt nhà báo, phóng viên ảnh từng lăn lộn ở chiến trường miền Nam cùng những tác phẩm nổi tiếng của họ về chiến tranh Việt Nam.

	Phóng viên Walcolm W. Browne và bức ảnh xoay vần lịch sử

Phóng viên Walcolm W. Browne và bức ảnh xoay vần lịch sử

Nhân kỷ niệm 35 năm Chiến thắng 30/4, NB&CL xin giới thiệu một số gương mặt nhà báo, phóng viên ảnh từng lăn lộn ở chiến trường miền Nam cùng những tác phẩm nổi tiếng của họ về chiến tranh Việt Nam.


Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn ngày 11/6/1963,
một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới.

Có những tấm ảnh đã xoay vần cả thế giới, làm chuyển hướng bánh xe của lịch sử. Có tác động hơn nghìn lời nói hay có sức sống tới cả chục năm, những bức ảnh đặc biệt đó đã không chỉ ghi lại những thời khắc quan trọng của lịch sử mà còn góp phần làm thay đổi cả thế giới. Bức ảnh mà ký giả kiêm nhiếp ảnh gia Malcolm W. Browne ghi lại giây phút Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11/6/1963 để phản đối chế độ độc tài, đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm là một trong những bức ảnh như thế.

Theo nhiều tài liệu lịch sử, năm 1963, phong trào đấu tranh của Tăng Ni Phật tử chống chính sách phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao trào. Vào mùa Phật Đản năm ấy, lệnh cấm treo cờ Phật giáo của Ngô Đình Diệm đã gây nên làn sóng bất bình trong giới Tăng Ni Phật tử. Sự đàn áp và bắt bớ Tăng Ni Phật tử của chế độ Ngô Đình Diệm diễn ra liên tục từ Huế vào đến Sài Gòn càng làm cho làn sóng biểu tình phản đối dấy lên mạnh mẽ hơn bao giờ. Sự việc lên đến đỉnh điểm khi ngày 11-6- 1963, tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng 8), Bồ Tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn trước sự chứng kiến của hàng trăm quần chúng và Phật tử để phản đối chính quyền Diệm. Một sự kiện có một không ai. May mắn được chứng kiến giây phút lịch sử này, Malcolm W. Browne đã ghi lại trọn vẹn vào ống kính của mình hình ảnh một hoà thượng trong ngọn lửa bốc cao vẫn ngồi kiết già im lặng tay chắp trước ngực. Bức ảnh ngay sau khi được AP phát đi đã gây một ấn tượng rất mạnh, gây xúc động lớn cho dư luận yêu chuộng hòa bình trong nước và trên thế giới.

Nói về cảm xúc của mình về bức ảnh, về giây phút lịch sử này và cả hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đáng giá này, trong một hồi ức của mình, Malcolm W. Browne viết: Đêm trước khi biến cố trọng đại này xảy đến một vị Hòa thượng đã gọi điện cho tôi, bảo rằng 7h sáng ngày mai, tức ngày 11/6, hãy có mặt tại địa điểm ấy, sẽ có một việc, rất quan trọng, rất đặc biệt sẽ diễn ra. Ngoài tôi, vị Hòa thượng đó còn gửi tin nhắn tương tự tới gần một tá phóng viên Mỹ đang tác nghiệp tại Sài Gòn lúc nó, nhưng dường như chẳng mấy ai quan tâm. Riêng tôi thì không. Đó có lẽ là may mắn mà lịch sử đã dành cho cá nhân một người làm báo chiến trường như tôi. Tôi đã trở thành phóng viên phương Tây duy nhất có mặt tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt vào giờ phút ấy. Tôi nghĩ, tôi đã chụp tới 6, không, 8 cuộn phim loại 35mm.

Sau này có người hỏi tôi rằng trước cảnh tượng ấy tôi sợ không, nhất là khi tôi được báo trước rằng một sự việc như thế sẽ xảy ra, liệu có phút giây nào tôi nghĩ rằng có lẽ tôi sẽ góp phần ngăn cản cái chết ấy (một cái chết mà sau này có ý kiến cho rằng là khá ghê rợn) đừng xảy ra? Nỗi sợ trong tôi là có thật, nhưng chỉ khi tôi trở về căn phòng làm việc của mình, ngồi trong phòng tráng phim, nhìn lại những gì vừa diễn ra.

Một ngày sau khi AP phát đi bức ảnh của tôi Tổng thống Kennedy bừng bừng tức giận cho gọi Henry Cabot Lodge, người chuẩn bị rời khỏi Sài Gòn trên cương vị Đại sứ Mỹ và tuyên bố: Những chuyện đại loại như thế này phải chấm dứt (“This sort of thing has got to stop”). Và, giây phút đó, lời nói đó, chính là thời khắc bắt đầu cho việc nước Mỹ chấm dứt sự ủng hộ của mình với chính quyền Ngô Đình Diệm.

Hồng Sâm (Nhà báo & Công Luận)


Về Menu

Phóng viên Walcolm W. Browne và bức ảnh xoay vần lịch sử

hoc cach danh le thien su thich nhat hanh trong học cách đảnh lễ thiền sư thích nhất 法会 hoc cach cui dau học cách của người xưa dạy trong việc Già quyết sữa 7 mười lăm điều đáng để suy ngẫm trong hãy quán chiếu để học cách buông xả ton kinh tuong niem lan thu 29 co ht thich tri Trá 10 lời khuyên nhung suy nghi sau thanh cong cua khoa tu tuoi những suy nghĩ sau thành công của khóa tu 1 Trái tim bất tử Kỳ 1 Đêm trước tự loi khuyen cuoc song tu nhung nguoi thanh cong lời khuyên cuộc sống từ những người rÃ Æ đừng biến mình thành công cụ của trò 文殊八字法 miên chỉ trăm bước nữa là thành công số 墓 購入 7 cảnh giới thành công lớn nhất trong 7 canh gioi thanh cong lon nhat trong doi 五痛五燒意思 một thuở dại khờ Ngay trong phút giây hiện tại thiền tập thien tap co the chuyen hoa kho dau va dem toi an trẠhòa thượng thích bửu lai thiền tập có thể chuyển hóa khổ đau 萬分感謝師父 阿彌陀佛 tình thương sẽ không còn khi người ta tự tánh di đà 4 ngã cầu 供灯的功德 กำจ ดอว ชชาด วย Phá thai Một góc nhìn Phật giáo phận Tùy sở trú xứ thường an lạc 僧人食飯的東西 nếu có ai mượn tiền con hãy nói điều 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 お墓のお 永代供養 東成 Nghĩ về vấn đề pháp hành của Phật