Chị tôi thì lấy chồng về chợ đã hai mươi tám năm Chị chưa từng nhận hoa hay những lời chúc tụng vào 8 3 hay 20 10 Chị cũng không buồn Chồng chị tử tế nhưng cù lần, nghĩ cứ thương nhau là được, cần gì phải bày nhiều trò
Phụ nữ hãy học cách "Sống không cần quà"

Chị tôi thì lấy chồng về chợ đã hai mươi tám năm. Chị chưa từng nhận hoa hay những lời chúc tụng vào 8/3 hay 20/10. Chị cũng không buồn. Chồng chị tử tế nhưng cù lần, nghĩ cứ thương nhau là được, cần gì phải bày nhiều trò.  

Tôi đã sững lại, chợt ngỡ ngàng và muốn mỉm cười một mình khi đọc được những dòng chữ này của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trong một sớm đầu đông có cái se của gió lạnh đầu mùa.

Khi mà trên khắp các con phố hoa đã trải đầy, quà đã sắp đủ trên kệ để chờ những bàn tay mang về cho những người phụ nữ xung quanh của mình.

20/10, muốn nói, muốn viết và gặp những dòng chữ này thì lại muốn được chia sẻ. Hãy đọc biết đâu bạn sẽ nhận lại được những điều gì trong đó!

"Má tôi cả đời sống ở nông thôn, bà chưa từng nhận hoa hay lời chúc tụng nào vào 8/3 hay 20/10, nhưng má không buồn. Đám ruộng má tôi coi năm nào cũng trúng mùa hơn những đám ruộng trong xóm, vốn được chăm sóc bởi những ông nông dân thứ thiệt.

Bà nhạy cảm với cây cỏ, nắng mưa, không chống chọi thiên nhiên mà nương theo nó. Má tôi nổi tiếng coi trời giỏi, làm ruộng mà đoán định được thời tiết coi như chắc ăn một nửa mùa rồi. Bác Tám, dượng Hai, chú Sáu…

ai cũng nể trọng má tôi, cũng ngóng coi má tôi rục rịch làm gì với đám lúa để học theo, chuyện gì có tay má là ngon lành cả. Má xa lạ với cái câu mà những người phụ nữ quê khác hay thở dài ở đầu môi,
cái phận đàn bà mình


Chị tôi thì lấy chồng về chợ đã hai mươi tám năm. Chị chưa từng nhận hoa hay những lời chúc tụng vào 8/3 hay 20/10. Chị cũng không buồn. Chồng chị tử tế nhưng cù lần, nghĩ cứ thương nhau là được, cần gì phải bày nhiều trò.

Chị giúp anh coi xưởng đồ gỗ, quản hơn hai chục nhân công, lúc rảnh còn thiết kế ra nhiều hoa văn, chi tiết khá đẹp. Đồ gỗ của xưởng anh chị, vì vậy được ưa chuộng bởi tính độc đáo.

Chị nói ít, không hay lườm nguýt nhưng làm gì chắc đó nói gì chắc đó, vậy mà chuyện lớn nhỏ gì chồng cũng tham khảo, và nếu có tranh cãi cũng trên tinh thần tương kính. Chưa có việc gì mà chị phải trông chờ chồng, với cái lý do người ta hay viện đến “
bởi mình là đàn bà mà…”

Hai người phụ nữ này, tôi nghĩ, không cần ai giải phóng, bởi họ đã giải phóng mình rồi.

Tôi hay thấy trên mạng những câu được cho là đầy nữ quyền, kiểu như
bạn có thể biến đàn ông thành nô lệ chỉ với chiếc xương quai xanh gợi tình”, mắc cười vì rốt cuộc chị em vẫn cứ đánh giá cao đàn ông, vẫn cứ lao tâm khổ trí làm sao để đánh gục được họ, đè đầu cưỡi cổ họ.

Rốt cuộc phụ nữ luôn nói rằng mình giỏi nhưng khi ra bãi gửi xe vẫn chờ người đàn ông nào đó dắt xe ra giùm. Chờ đợi, kiểu gì thì cũng dở, dù là chờ đợi một cử chỉ ga lăng của người khác.


Tôi nghĩ rằng phụ nữ chỉ thực sự mạnh mẽ khi họ không còn ý thức cái sự - phụ - nữ của mình nữa. Mở báo ra thấy viết về những người phụ nữ làm phu hồ, làm cửu vạn, đạp xích lô…

chúng ta hay kêu lên không thể như thế được họ là phụ nữ mà, nhưng biết đâu người trong cuộc ấy vặn lại
sao lại không?”.

Cái tâm lý nháo nhác chờ quà tặng, đợi tiệc tùng vào những dịp 8/3,20/10  chị em dần đánh đồng ý nghĩa của 
“giải phóng” chính là “nổi loạn”, “đòi quyền lợi”.

Cảm giác như một màn diễn đông người sau tiếng hô
action”, cứ 8/3, 20/10 đàn ông bắt đầu nịnh nọt chiều chuộng quà cáp, phụ nữ tụ tập rủ nhau ngồi quán bia, tự huyễn hoặc mình là đang được coi trọng đã được giải phóng.

Nhưng năm ba ngày thì thấm tháp vào đâu so với 365 ngày? Chính vì không thật lòng tôn trọng nên giờ đám đàn ông bắt đầu so đo, ủa sao không có ngày nào cho tụi tui? Dĩ nhiên đàn ông so đo thì cũng chẳng ra gì.


Tôi thích những người phụ nữ tự tại và tự trọng đến mức coi như đàn ông biến mất rồi. Họ làm đẹp vì chính họ chứ không vì ánh nhìn của đàn ông, để quyến rũ đàn ông; họ làm việc vì họ muốn chớ không phải chứng tỏ mình cũng mạnh mẽ.

Họ trèo thang tre xóc nóc lại mái nhà, bưng bê vô đất mấy chậu cây, đóng đinh lên tường treo mấy cái ảnh… Thích gã nào thì cứ chạy đến bảo em thích anh rồi đó, anh nghĩ sao? Trong đầu họ không có khái niệm trâu và cột.


Sống được như thế thì không phải ngồi chờ được tặng quà."

 

Tác giả: Nguyễn Ngọc Tư 

Biên tập: Thơm Nguyễn - Vườn hoa Phật giáo.

   

Về Menu

phụ nữ hãy học cách

Nghệ thuật ẩm thực chay xứ Huế 20 điều cần tu dưỡng trong đời người muoi nghiep lanh 山風蠱 高島 dai cuong kinh phap hoa Rau lang nhuận tràng hoang lễ tưởng niệm lần thứ 19 cố nhân duyên khó lường hạnh phúc chân thật là gì 己が身にひき比べて Chốn bình an Tháng Giêng là tháng ăn å sực nhớ quê hương là cực lạc Luận về vấn đề phóng sanh 一人 居て喜ばは二人と思うべし hàn quốc bức họa phật giáo được Cảm ơn 深恩正 xa địa tạng Vài co w 경전 종류 净地不是问了问了一看 khé quan niệm về đạo đức nghề nghiệp トo Thủ chum tho bong xa muon phien cua thay nghiem Dạy chương v phật giáo dưới 3 triều đại 4 lưu ý khi hấp thu đường เฏ Ngá 净土五经是哪五经 ろうそくを点ける สต vẫn ung dung ngồi こころといのちの相談 浄土宗 Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nhút nhát ä½ ç 如闻天人 中孚卦 お位牌とは 荐拔功德殊胜行 má Ÿ Để trái cây là thực phẩm 夷隅郡大多喜町 樹木葬