(GNO-Phú Yên): Sáng ngày 16-12 vừa qua, tại Tổ đình Bảo Tịnh (Văn phòng Tỉnh hội) - Thành phố Tuy Hòa, chư tôn đức Tăng Ni BTS THPG Phú Yên đã tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 269 Tổ sư Liễu Quán viên tịch (1742-2011).

Phú Yên: Tưởng niệm lần thứ 269 Tổ sư Liễu Quán viên tịch (1742 - 2011)

(GNO-Phú Yên): Sáng ngày 16-12 vừa qua, tại Tổ đình Bảo Tịnh (Văn phòng Tỉnh hội) - Thành phố Tuy Hòa, chư tôn đức Tăng Ni BTS THPG Phú Yên đã tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 269 Tổ sư Liễu Quán viên tịch (1742-2011).

Tổ Liễu Quán họ Lê, húy thượng Thiệt hạ Diệu hiệu Liễu Quán người làng Bạch Mã, huyện Đồng Xuân, nay là thôn Trường Xuân thị trấn Chí Thạnh huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh giờ Thìn, năm Đinh Mùi (1668) đời vua Lê Huyền Tôn. Năm 6 tuổi mẹ mất, Ngài được thân sinh cho xuất gia với Tế Viên Hòa thượng tại chùa Hội Tôn. thôn  Hội Tín xã An Thạch, huyện Tuy An tỉnh Phú Yên. Ngài tỏ ra thông minh khí tiết hơn các chúng đồng tu.

wwwTLQ (1).jpg

Chư tôn đức dâng hương tưởng niệm Tổ sư Liễu Quang - Ảnh: Văn Giáo

Học đạo được 7 năm thì  Hòa thượng Tế Viên viên tịch. Năm Canh Thìn (1680), Ngài ra Huế thọ học với Hòa thượng Giác Phong ở chùa Hàm Long Huế, tức chùa Báo Quốc ngày nay. Năm Tân Mùi (1691) Ngài thọ sa di với Hòa thượng Thạch Liêm và thọ cụ túc giới với Hòa thưọng Từ Lâm vào năm Đinh Sửu (1697). Năm Kỷ Mão (1699), Ngài đi tham lễ cầu học ở các thiền môn, đến năm Nhâm Ngọ (1702) Ngài đến Long Sơn bái yết Hòa thượng Minh Hoằng - Tử Dung, Tổ sáng lập chùa Ấn Tôn  nay là Từ Đàm và được trao công án: Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ (Muôn pháp quy về một. một quy về đâu).

Mùa Hạ năm Nhâm Thìn (1712), Ngài trình bài kệ Dục Phật lên Hòa thượng và trả lời thông suốt nhiều câu hỏi đáp thì được Tổ ấn khả. Tổ Minh Hoằng -Tử Dung đời thứ 34 phái Thiền Lâm Tế chính tông truyền tâm ấn cho ngài Liễu Quán, húy thượng Thiệt hạ Diệu là tổ đời thứ 35 đã tiếp nối và làm rạng rỡ dòng Thiền Lâm Tế ở Thuận Hóa gọi là Tử Dung - Liễu Quán.

wwwTLQ (2).jpg

Chân dung Tổ sư Liễu Quán
đang được phụng thờ tại Tổ đình Bảo Tịnh - Phú Yên
(Ảnh: Quảng Nguyên)

Năm Nhâm Tuất (1742), Ngài chứng minh đại giới đàn tại chùa Viên Thông, tháng 9 năm ấy Ngài nhóm bệnh. Ngày 22 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1742) vào giờ Mùi Ngài thị tịch, trụ thế 76 năm, hạ lạp 43. Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) ban hiệu là Đạo Hạnh, thụy là Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng. Ngày 19 tháng 2 năm Quý Hợi (1943) nhập tháp ở phía Nam núi Thiên Thai, thuộc làng An Cựu, huyện Hương Trà, nay thuộc thành phố Huế.

Tại buổi lễ, chư tôn đức đã ôn lại công hạnh của Tổ và thành kính dâng hương tưởng niệm bậc tiền bối Tổ sư có nhiều công hiến cho việc truyền thừa Phật giáo tại Việt Nam, đồng thời phát nguyện cùng đoàn kết, hòa hợp để tiếp bước con đường mà Tổ đã để lại. Tổ đình Bảo Tịnh, tên dân gian thường gọi là chùa Cát, vì trước đây 300 năm chùa nằm trên bãi cát mênh mông do Tổ sư Liễu Quán khai sáng.

Trí Bửu


Về Menu

Phú Yên: Tưởng niệm lần thứ 269 Tổ sư Liễu Quán viên tịch (1742 2011)

Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Húy kỵ Hòa thượng khai sơn chùa Phước bï¾ ï½¹i còn Ở gần nơi có nước giúp thân Chùa Thần Quang chùa mật đa phần những điều đức phật cảnh giác Thêm nhiều làm nguoi yeu rot cuoc la ai sï¾Îæ 轉識為智 giẠluâ n Chạy Vu lan dai the chi bo tat Tác dụng của chất xơ trong điều trị người nữ tu sĩ phật giáo trong thế ón sắp chết Tập thể dục khi còn trẻ có lợi cho Bưởi nao Tránh những bệnh khi trời nắng nóng Bao lâu nên thay bàn chải đánh bo tat mo nga tầm Bài phú dạy con niệm Phật nguyen luc se duoc vo cung Khoai hoc phai di doi voi hanh Mát lành màu xanh bánh da lợn Hồng vị thuốc quý cơm Ngọn nguồn yêu thương mot khi ban cho di loi day can ban cua phat giao thứ dong loi 6 loại thực phẩm có thể gây chướng nội cách cúng rằm tháng bảy và những điều 05 đưa tâm về nhà phần 2 trái tim biết trở về với nguồn cội bốn mươi chín năm xin đừng quên Kháng