Phước Tự Tâm
Phước Tự Tâm

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi cho chính mình là " vì sao cuộc đời mình có phước? Còn người kia thì bị nghiệp tới nhiều...? và ngược lại... ".
Lẽ thường rằng khi chúng ta làm việc thiện là đã có phước rồi, nhưng vì sao phước đến nhanh và nhiều, thì ắt hẳn trong một kiếp nào đó bạn đã làm việc cứu giúp vì chúng sinh với bản tâm từ bi hoan hỷ, mà không hề biết không hề có ý nghĩa tư lợi. Thầy chúng tôi hay nói vui với đại chúng là " không biết tiền ở đâu có hoài, hết tiền rồi tự có ", câu nói đó làm mọi người cười vang trai đường, xét kĩ về góc độ thì Thầy là một vị Trụ trì có tài có đức và cả cuộc đời đi tu, Thầy luôn mong Hoằng Pháp Lợi Sinh.

Mới đây chúng tôi nghe một đạo hữu kể có một Chú xuất gia hệ Khất Sĩ, được Phật tử cúng dường xe ôtô trị gía hơn một tỷ, nhưng Sư đã tặng lại. Chúng tôi nhớ câu chuyện nói về ông Vua có tâm đạo trùng tu xây dựng chùa và ủng hộ Phật pháp nhưng lại không được chứng bằng bà cụ thắp nhang nhưng có lòng thành kính. Thời Phật còn tại thế, có vị vua cúng dường nhiều nến, nhưng tới khi nến của vua tắt hết thì ngọn nến của bà cụ ăn xin vẫn cháy sáng rực rỡ.

Qua hai câu chuyện trên cho chúng ta thấy rõ một điều là: " chỉ cần có lòng thành kính thì món qùa ít hay nhỏ vẫn có gía trị và ý nghĩa lớn " .

Có nhiều Phật tử nói với chúng tôi là ăn cơm chùa cho có phước hoặc có phước mới được ăn cơm chùa..., chúng tôi không nói gì mà chỉ suy nghĩ là ăn của chùa mà không làm thì cũng là đã nợ rất nhiều rồi, vì tất cả những gì ở bổn tự có đều là của chúng sinh đổ mồ hôi sôi nước mắt mới làm ra được đồng tiền cúng dường. Một số Phật tử cúng trai Tăng, trai Phạn dù ít hay nhiều vẫn nói ra khỏi miệng theo tập tính chúng sinh, đành rằng không ai cấm họ nói, nhưng đã phát tâm tự nguyện cúng hay tặng hoặc cho thì tốt nhất đừng nên nói ra. Không ai ép họ cúng và khi cúng dù ít hay nhiều thì tự tâm mình biết là được. Đôi khi chúng tôi nghĩ một điều " nếu như cúng dường để tạo phước cá nhân, thì không biết phước đó có phải là phước thật sự không...? ", có nhiều lần chúng tôi bất đắc dĩ phải ngồi nghe Phật tử kể chi tiết là cúng dường Thầy này, Cô kia, chùa đó với số tiền và vật chất như thế này thế kia..., chúng tôi cứ để cho họ nói hết và rồi hỏi họ nói xong chưa - nói hết chưa? Đến khi họ không nói gì, thì lúc đó chúng tôi nói " không có mợ, chợ vẫn đông ", họ im lặng không nói được câu nào... khuôn mặt họ lúc đầu kể thì vui vẻ hứng khởi, nhưng khi chúng tôi nói câu đó nghe có vẻ thẳng qúa nên họ ngồi bất động như pho tượng. Một lúc sau họ mới tỉnh thức và đứng dậy ra về...

Thật sự mà nói, chúng tôi không cố ý nói câu đó,nhưng vì họ nói nhiều rồi kể lể về cúng dường khiến chúng tôi nghĩ rằng họ cúng mà cứ nói hoài như vậy thì sẽ chẳng có cái tâm cúng cung kính tam bảo thật sự. Có một lần Bố chúng tôi nói sẽ chở gạo mì tới chùa cúng, nhưng chúng tôi đã ngăn lại là không nên nói vội, khi nào chở tới chùa cúng thì cứ tới và không cần phải nói trước gì hết. Chúng tôi biết là Bố sẽ dư sức, nhưng vì công việc Bố bận đi công tác nước ngoài rồi trong nước nên dường như quên đi lời đã nói, còn về phái chúng tôi thì cứ khắc khoải mãi...

Chúng tôi không mong Bố cúng để tạo được phước như người ta, chúng tôi chỉ mong Bố Mẹ mình biết Phật pháp và sống phải có cái tâm thật sự thương yêu giúp đỡ người bằng tấm lòng chân thật trọn vẹn, chúng tôi lo tới cái ngày chúng tôi sau này đi xuất gia rồi Bố tới cúng dường mà kể lể như người ta thì chúng tôi cũng không biết lúc đó phải nói sao đây...? chắc là lúc đầu im lặng và sau đó nhắc nhở bằng ái ngữ chân tình.

Không biết khi nào người ta mới nhận ra và có ý thức thật sự khi làm phước không mong cầu, không toan tính...Hy vọng rằng sẽ có nhiều người tự tâm giúp người như giúp mình.

Có nhiều người sẵn sàng giúp nhưng không cần họ báo ân, nhưng không lẽ người nhận sự giúp đỡ không nghĩ tới báo ân sao...?
 
Cõi đời luôn có Phước

Phước tự tâm tạo ra

Ra vào nhanh hay chậm

Chậm nhanh tùy duyên thôi.
 

Về Menu

phước tự tâm phuoc tu tam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

欲移動 父母呼應勿緩 事例 仏壇 拝む 言い方 Hương Xuân 释迦牟尼 Tiếng chuông chùa giữa biển Ðông 五戒十善 ï¾ ï½ ç æÆ 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 15 tien trinh chet 鎌倉市 霊園 dẠu Khà tìm hiểu về những ngày ăn chay trong năm Cái sân vuông 金宝堂のお得な商品 ma bodhidharma 墓の片付け 魂の引き上げ nghe lại chính mình Những bóng hồng của dinh Độc Lập Thiền định và khoa học thần kinh Dù 修妬路 Cà ri chay 度母观音 功能 使用方法 kinh dien dai thua co phai do phat thuyet hay hại thận vì uống nhiều nước khoáng 行願品偈誦 イス坐禅のすすめ Thức ăn tinh thần của người tu Cuc Bún gạo xào chay hÃn 大安法师讲五戒 佛子 佛頂尊勝陀羅尼 경전 종류 pháp môn tịnh độ 천태종 대구동대사 도산스님 既濟卦 Thầy 同人卦 五観の偈 曹洞宗 Thoát tội nhờ phóng sinh xin dung hoi hot voi cuoc doi gioi thieu buc thu tam huyet cua su co phap hy 怎麼微笑 一行 霊園 横浜