Hãy chọn cho mình một nghề mưu sinh lương thiện, tránh xa các điều ác để hiện đời được bình an và đời sau nhẹ nhàng, thăng hoa hơn
Quả báo Nhãn tiền

.


Chuyện kể rằng, lúc Thế Tôn cùng các Tỳ kheo ở tại tịnh xá Trúc Lâm, cách đó không xa, có đồ tể Cunda sống bằng nghề mổ heo. Mỗi lần giết heo, ông ta trói heo thật chặt vào cột và nện nó bằng một cây chày vuông. Rồi banh hàm và rót nước nóng vào họng, kế đến đổ nước nóng lên lưng heo, làm tuột lớp ba đen và thui lớp lông cứng bằng một bó đuốc.

Cuối cùng ông cắt đầu heo bằng một thanh kiếm nhọn rồi xẻ thịt lột da... Và Cunda đã sinh sống bằng nghề mổ heo và bán thịt như thế gần năm mươi năm. Dù Thế Tôn ở tịnh xá cách đó không xa mà chẳng khi nào Cunda cúng dường Ngài, dù là một cành hoa hay một nắm cơm, cũng không làm một việc công đức nào cả.

Một hôm ông mắc bệnh, và dù ông ta vẫn còn sống nhưng lửa của địa ngục A tỳ đã bốc cháy trước mặt. Khi cực hình địa ngục giáng xuống đồ tể Cunda, ông ta bắt đầu kêu eng éc và bò bằng tay và đầu gối. Người nhà rất kinh khiếp tìm mọi cách bịt miệng ông ta, chặn các cửa và nhốt ông ở trong nhà. Suốt bảy ngày, chịu sự đau khổ cùng cực của địa ngục, ông luôn mồm rống eng éc như heo.

Vài Tỳ kheo đi ngang qua cửa nhà ông, nghe tiếng heo kêu eng êc ồn ào khi về tịnh xá, bạch với Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, trong bảy ngày qua cửa nhà đồ tể Cunda đóng kín và ông ấy vẫn tiếp tục giết heo. Thể Tôn nghĩ xem, biết bao nhiêu heo bị giết. Thật từ trước tới nay chưa thấy ai độc ác và dã man như thế. Đức Thể Tôn nói:

- Này các Tỳ kheo! Ông ta không giết heo trong bảy ngày qua. Sự trừng phạt phù hợp với việc làm ác đã xảy đến đối với ông ta. Ngay khi ra ngục A tỳ đã hiển hiện. Vì cực hình này, ông ta bò tới bò lui trong nhà, kêu la eng éc như một con heo suốt bảy ngày. Hôm nay ông ta đã chết và bị đưa vào địa ngục A tỳ. Nói xong, Thể Tôn đọc Pháp cú :

Nay sầu, đời sau sầu

Kẻ ác hai đời sầu

Nó sầu, nó ưu não

Thấy nghiệp uế mình làm


(Kể theo Tích truyện Pháp cú)

Bài học đạo lý:

Ác giả ác báo, làm ác tất phải gặp quả báo ác là một sự thật, luôn xảy ra trong cuộc sống quanh ta. Dễ thấy nhất là những người hành nghề đâm thuê chém mướn, đao phủ, đồ tể, đầu trộm đuôi cướp .v.v... sớm muộn rồi cũng bị trả báo đền mạng, oán thù chồng chất, vào tù ra tội. Nếu không thì cuối đời họ cũng phải đối diện với cận tử nghiệp kinh hoàng, những việc ác đã làm sẽ hiển hiện trước mắt, họ vẫy vùng giãy giụa trong tuyệt vọng và rơi vào địa ngục.

Nhất là những ai nặng nghiệp giết hại thì những oan hồn của các sinh linh vô tội oán hận ngập trời luôn đoanh vây, chờ chực đòi mạng và chắc chắn là phải chờ đợi những quả báo bất an. Không riêng gì Cunda, trước khi chết hiện nguyên hình con heo đang bị giết hại, vùng vẫy kêu la thãm thiết mà những người khác cũng chịu quả báo tương tự.

Những việc ác mà chúng ta đã làm trước đây vẫn còn đó, không mất. Trừ khi người ấy biết phục thiện, làm nhiều hạnh lành may ra mới chuyển hóa được phần nào. Vì thế, hãy chọn cho mình một nghề mưu sinh lương thiện, tránh xa các điều ác để hiện đời được bình an và đời sau nhẹ nhàng, thăng hoa hơn.

Mục chuyện đạo đời - Báo Giác Ngộ số 413

   

Về Menu

quả báo nhãn tiền qua bao nhan tien tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

không tức là sắc Thường cÃ Æ n dai luan su vo truoc tinh giac de lam chu khen che ngồi thiền để nâng cao hiệu quả công đi tìm ý nghĩa của cuộc sống qua sự Gió 1 康 惡 sự đóng góp của lý thường kiệt trong thổ cung nhu thien ha dot vang ma vay thoi lời nhắn nhủ vô cùng ý nghĩa của ChÃÆ thể Bí quyết chọn hoa quả tươi ngon tổ bất tan man mot kiep nguoi moi som mai thuc day ta lai thay hanh phuc bài học ý nghĩa từ những việc trong Cu Đèn huỳnh quang giúp tăng giá trị dinh cham soc nguoi benh co phuoc bau gi 燃指供佛 止念清明 轉念花開 金剛經 làm thế nào để có một đời sống 12 cau hoi lon trong doi 佛教中华文化 nhan qua co that khong ca la kẻ 文殊八字法 giai Linh ứng hay nhiệm dao phat la con duong hanh phuc cái gì là của tôi hàm nguyệt sơn kỳ lâm cổ tự c½u nương theo hạnh nghuyện của ngài tổ sư Mùa Hà Nội Tưởng niệm cố Trưởng lão tay vợt số 1 thế giới novak djokovic quy mật trong thời hiện đại Tiểu sử Đại lão HT Thích Quảng Liên mot thoi de nho sợ hãi tôn trọng người là tự trang nghiêm