NSGN - Có thể khẳng định rằng Niết-bàn được phát triển và kiến giải dưới tên Tịnh độ. Niết-bàn và Tịnh độ là sợi chỉ đỏ nối kết một cách sâu sắc Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa...

	Quan niệm về Tịnh độ

Quan niệm về Tịnh độ

Tôn tượng Đức Phật A Di Đà tại Đại Tòng Lâm

NSGN - Khởi đầu, tư tưởng Tịnh độ không có trong kinh Nguyên thủy, nhưng có thể nhận thấy rõ rằng Niết-bàn theo kinh Nguyên thủy đã được triển khai thành tư tưởng Tịnh độ trong Phật giáo Đại thừa.

Thật vậy, bước đầu Phật dạy tâm thanh tịnh thì quốc độ sẽ thanh tịnh theo, vì quốc độ gắn liền với con người. Thực tế cho thấy người có tâm thanh tịnh luôn chiêu cảm được những người thanh tịnh tới với họ. Lý này được kinh Hoa nghiêm ghi rằng: "Những người cùng tôi đồng một hạnh, cầu được sanh chung một cõi nước". Vì khi tâm mình thanh tịnh chắc chắn cũng muốn người thanh tịnh đến sống chung để dễ dàng chia sẻ tri thức và hỗ trợ nhau thành công trong mọi Phật sự.

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh (kinh Duy Ma). Cho nên, ở bước thứ hai, khi kinh Đại thừa ra đời, mới có kinh Vô lượng thọ, trong đó, một nhân vật tiêu biểu là Đức Phật A Di Đà. Ngài là một người sống thực và đã trải qua quá trình tu hành chuyển hóa nội tâm đạt đến tâm thanh tịnh hoàn toàn, nên trí giác của Ngài trở thành viên mãn, từ đó Ngài mới xây dựng An dưỡng quốc ở phương Tây.

Để được sống môi trường tu tập thuận tiện cho việc phát huy tuệ giác, chư vị Bồ-tát trong mười phương đã tìm đến trụ xứ thanh tịnh tuyệt đối của Đức Phật A Di Đà và cũng được làm việc dưới sự chỉ đạo hoàn toàn sáng suốt và thanh tịnh vô cùng của Ngài. Từ đó, với sự đóng góp khối óc và con tim của nhiều Bồ-tát, An dưỡng quốc của Đức Phật A Di Đà đã phát triển cực độ, trở thành một Tịnh độ nổi danh là thế giới  Cực lạc ở phương Tây.

Như vậy, kinh Vô lượng thọ hiện hữu từ cái gốc là tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh, tức hành giả xây dựng được nội tâm thanh tịnh sẽ tác động cho người xung quanh thanh tịnh theo và dẫn đến hình thành Tịnh độ ở phương Tây.

Tuy nhiên, về sau, kinh Vô lượng thọ được rút gọn thành kinh Tiểu bản Di Đà theo đó, người muốn về Tịnh độ phải niệm Phật A Di Đà đến nhứt tâm bất loạn sẽ được vãng sanh. Nhưng không phải về đó để hưởng thụ, mà để tu tập đến quả vị Phật.

Thể hiện lý này, phẩm Phổ Hiền Bồ-tát trong kinh Hoa nghiêm nói rằng người có nguyện vãng sanh Cực lạc để được Đức Phật A Di Đà thọ ký, chứng Pháp thân thanh tịnh, mới đi hành đạo Bồ-tát trong mười phương. Trong khi ở Ta-bà, họ không thể hành Bồ-tát đạo được, vì chưa có đủ trí tuệ và công đức, nên phải nương theo trí tuệ của Phật A Di Đà soi sáng, họ mới có thể mở rộng tầm nhìn sáng suốt đến khắp mười phương và có đủ đạo lực giáo hóa chúng sanh cho đến ngày thành tựu quả vị Toàn giác.

Và từ tư tưởng nương vào sự giáo dưỡng của Đức Phật A Di Đà theo kinh Hoa nghiêm, Phật giáo Đại thừa đã triển khai để xây dựng nhân gian Tịnh độ, tức trở lại cốt lõi rằng nơi nào có người thanh tịnh sẽ tập hợp được người thanh tịnh, mới trở thành Tịnh độ. Nói cách khác, với tâm thanh tịnh thì Tịnh độ đã hiện hữu ngay tại cõi Ta-bà này.

Như vậy, trên bước đường phát huy tuệ giác, chúng ta nhận thấy rõ tư tưởng Tịnh độ hoàn toàn trùng hợp với ý nghĩa Niết-bàn theo Phật giáo Nguyên thủy. Tên gọi tuy có khác, nhưng yếu nghĩa của Niết-bàn và Tịnh độ là một. Như trên đã lý giải, Đức Phật A Di Đà hoàn toàn thanh tịnh, nên Ngài an trụ ở phương Tây là nơi đó liền trở thành Cực lạc, Cực lạc là tên khác của Niết-bàn, hay vô trụ xứ Niết-bàn, hoặc tự tánh Niết-bàn, nói lên yếu lý rằng người có tâm thanh tịnh ở đâu thì ở đó là Niết-bàn, là Tịnh độ vậy.

Có thể khẳng định rằng Niết-bàn được phát triển và kiến giải dưới tên Tịnh độ. Niết-bàn và Tịnh độ là sợi chỉ đỏ nối kết một cách sâu sắc Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, tạo thành cảnh giới an lạc, giải thoát miên viễn cho hàng đệ tử Phật trên dòng sinh mạng tương tục Bồ-tát đạo cho đến cứu cánh Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

HT.Thích Trí Quảng


Về Menu

Quan niệm về Tịnh độ

î ÄÆ 放下凡夫心 故事 欲界六重天 nhân Xíu mại khoai môn 因地不真 果招迂曲 tho va thien Lợi và hại của một số thực phẩm 文殊菩薩心咒 đừng biến mình trở thành một bản sao Chiều Cỏ đậu noi gion co phai la khau Truyền thuyết đậu hũ thối 惡一樣耶 nhat tam 10 triet ly song cua mahatma chua canh huong chua canh dep 佛頂尊勝陀羅尼 giới luật là mạng mạch của phật Vô minh cuoc doi va huyen thoai phat a di da 曾国藩五箴 boi toan va nhung dieu can biet 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 観世音菩薩普門品偈 dung lai va cam nhan clip y nghia ve tinh nguoi Vui 有人願意加日我ㄧ起去 biet va khong biet hÃ Æ y Sạc pin điện thoại lúc ngủ làm tăng 能令增长大悲心故出自哪里 thà 慧能 phật giáo với tuổi trẻ ngày nay 淨界法師書籍 nau chúng chua giac nguyen 摩訶俱絺羅 truyen luc to hue nang phan 1 四大皆空 nghin nam mot thuo thế nào là sứ mệnh của một ngôi chùa อ ตาต จอส 般涅槃 tuong 18 trung ấm