Sông đời tham ái và phiền não luôn cuồn cuộn, nếu tuột tay khỏi bè Chánh pháp chắc chắn sẽ bị nhận chìm
Quan sông hãy bỏ bè

.
Ảnh dụ một người dùng chiếc bè để vượt sông, qua sông rồi hãy bỏ bè, vốn rất quen thuộc với người học Phật. Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đức và phước báo. Đến một lúc nào đó, các việc thiện thì vẫn làm nhưng hoàn toàn xả buông, buông hết mới thực sự thong dong, tự tại.

“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay Ta sẽ nói thí dụ thuyền bè. Các Thầy khéo suy nghĩ, ghi nhớ trong tâm.

Các Tỳ-kheo thưa:

- Xin vâng! Bạch Thế Tôn.

Các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy.

Phật bảo:

- Thế nào gọi là thí dụ thuyền bè? Nếu các thầy đi đường bị giặc bắt giữ, nên nhiếp tâm ý, đừng khởi niệm ác. Nên khởi tâm hộ niệm trùm khắp mọi nơi, vô lượng vô hạnh không thể tính kể. Giữ gìn tâm như đất, cũng như đất này, nhận vật sạch, cũng nhận vật dơ, phần tiểu dơ uế xấu xa thảy đều nhận hết. Song đất chẳng khởi tâm tăng giảm, không nói rằng: 'Đây là xấu, đây là tốt'. Nay việc làm của các thầy nên cũng như thế. Giả sử bị giặc bắt giữ giam cầm, chớ sanh ác niệm, khởi tâm tăng giảm, như đất, nước, lửa, gió, xấu cũng nhận, tốt cũng nhận, đều không có tâm tăng giảm.

Khởi tâm từ, bi, hỷ, hộ (xả) đối với tất cả chúng sanh. Vì sao? Pháp thiện còn phải bỏ, huống gì pháp ác mà tập quen. Như có người gặp chỗ tai nạn sợ sệt, muốn qua khỏi chỗ tai nạn đến chỗ an ổn; tùy ý chạy tìm nơi an ổn. Người ấy thấy con sông lớn rất sâu rộng, cũng không có thuyền hay cầu để có thể sang bờ bên kia. Song chỗ đứng bên này rất đáng sợ, bờ bên kia không có. Bấy giờ người kia suy nghĩ tính kế: ‘Sông này rất sâu lại rộng, nay ta có thể thu thập cây cối, cỏ lá kết lại làm bè qua sông, nhờ bè này để chèo từ bờ này sang bờ kia’. Bấy giờ, người ấy liền thu góp cành cây, cỏ lá kết bè mà chèo từ bờ này sang bờ kia. Người ấy đã sang bờ kia liền khởi nghĩ: ‘Cái bè này rất nhiều lợi ích cho ta, do bè này được qua chỗ ách nạn, từ chỗ sợ hãi đến chỗ không nạn. Nay ta không bỏ bè này, đi đâu cũng mang theo’.

Thế nào, các Tỳ-kheo! Người kia đến nơi rồi có thể vác chiếc bè theo chăng? Hay không nên vác theo?

Các Tỳ-kheo thưa:

- Bạch Thế Tôn, không nên. Nguyện vọng của người ấy đã được kết quả, còn dùng bè vác theo làm gì!

Phật bảo Tỳ-kheo:

- Pháp thiện còn phải bỏ, huống gì phi pháp”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 43.Thiên tử Mã Huyết [1.trích],VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.167)

Lời Phật dạy thật rõ ràng, qua sông hãy bỏ bè. Nên tu tập để thành tựu tâm xả rất quan trọng. Xả càng nhiều thì càng nhẹ, càng thăng hoa. Các thiện pháp mà ta làm được cũng vậy, tuy không bỏ việc lành nào nhưng không chấp, không kẹt vào chúng. Cứ vậy mà đi lên, cứ vậy mà sang đến bờ kia.

Nhưng cẩn thận, chưa qua sông thì khoan vội bỏ bè. Bởi hầu hết chúng ta đều đang vượt sông, phải bám chặt bè Chánh pháp. .

 
Quảng Tánh

Về Menu

quan sông hãy bỏ bè quan song hay bo be tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tinh cach tuc thoi phat ngay chay Thông điệp không sợ hãi trong việc xây tướng Thanh đạm với bì cuốn chay 打七 quang à ç æˆ Thất hứa æ æ áp sai lầm lớn của tục đốt vàng mã tie การกล าวว ทยาน ほとけのかたより yeu 佛頂尊勝陀羅尼 l kiå ç 生前墓 Chút lãng đãng Sài Gòn quá Mùa trăng ký ức ç æŒ dai thua dieu phap lien hoa kinh cúng dường quên 士用果 人间佛教 秽土成佛 ly do vi dau මරණය යන hòa tận xuân về với nếp sống đạo đức của Gặp gỡ Giáo sư người Mỹ gốc Việt Mẹo dùng quả nho chữa bệnh 班禅额尔德尼 経å 永代供養 東成 từ quảng ngữ của hòa thượng la hánh quế tấm lòng chân thiện là sức mạnh để trò 修行人一定要有信愿行吗 vài nét về pháp môn tịnh độ và hành Bất ổn tinh thần làm tăng nguy cơ bệnh Ö quan the am đi tìm 3 người thầy vĩ đại nhất