Sông đời tham ái và phiền não luôn cuồn cuộn, nếu tuột tay khỏi bè Chánh pháp chắc chắn sẽ bị nhận chìm
Quan sông hãy bỏ bè

.
Ảnh dụ một người dùng chiếc bè để vượt sông, qua sông rồi hãy bỏ bè, vốn rất quen thuộc với người học Phật. Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đức và phước báo. Đến một lúc nào đó, các việc thiện thì vẫn làm nhưng hoàn toàn xả buông, buông hết mới thực sự thong dong, tự tại.

“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay Ta sẽ nói thí dụ thuyền bè. Các Thầy khéo suy nghĩ, ghi nhớ trong tâm.

Các Tỳ-kheo thưa:

- Xin vâng! Bạch Thế Tôn.

Các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy.

Phật bảo:

- Thế nào gọi là thí dụ thuyền bè? Nếu các thầy đi đường bị giặc bắt giữ, nên nhiếp tâm ý, đừng khởi niệm ác. Nên khởi tâm hộ niệm trùm khắp mọi nơi, vô lượng vô hạnh không thể tính kể. Giữ gìn tâm như đất, cũng như đất này, nhận vật sạch, cũng nhận vật dơ, phần tiểu dơ uế xấu xa thảy đều nhận hết. Song đất chẳng khởi tâm tăng giảm, không nói rằng: 'Đây là xấu, đây là tốt'. Nay việc làm của các thầy nên cũng như thế. Giả sử bị giặc bắt giữ giam cầm, chớ sanh ác niệm, khởi tâm tăng giảm, như đất, nước, lửa, gió, xấu cũng nhận, tốt cũng nhận, đều không có tâm tăng giảm.

Khởi tâm từ, bi, hỷ, hộ (xả) đối với tất cả chúng sanh. Vì sao? Pháp thiện còn phải bỏ, huống gì pháp ác mà tập quen. Như có người gặp chỗ tai nạn sợ sệt, muốn qua khỏi chỗ tai nạn đến chỗ an ổn; tùy ý chạy tìm nơi an ổn. Người ấy thấy con sông lớn rất sâu rộng, cũng không có thuyền hay cầu để có thể sang bờ bên kia. Song chỗ đứng bên này rất đáng sợ, bờ bên kia không có. Bấy giờ người kia suy nghĩ tính kế: ‘Sông này rất sâu lại rộng, nay ta có thể thu thập cây cối, cỏ lá kết lại làm bè qua sông, nhờ bè này để chèo từ bờ này sang bờ kia’. Bấy giờ, người ấy liền thu góp cành cây, cỏ lá kết bè mà chèo từ bờ này sang bờ kia. Người ấy đã sang bờ kia liền khởi nghĩ: ‘Cái bè này rất nhiều lợi ích cho ta, do bè này được qua chỗ ách nạn, từ chỗ sợ hãi đến chỗ không nạn. Nay ta không bỏ bè này, đi đâu cũng mang theo’.

Thế nào, các Tỳ-kheo! Người kia đến nơi rồi có thể vác chiếc bè theo chăng? Hay không nên vác theo?

Các Tỳ-kheo thưa:

- Bạch Thế Tôn, không nên. Nguyện vọng của người ấy đã được kết quả, còn dùng bè vác theo làm gì!

Phật bảo Tỳ-kheo:

- Pháp thiện còn phải bỏ, huống gì phi pháp”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 43.Thiên tử Mã Huyết [1.trích],VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.167)

Lời Phật dạy thật rõ ràng, qua sông hãy bỏ bè. Nên tu tập để thành tựu tâm xả rất quan trọng. Xả càng nhiều thì càng nhẹ, càng thăng hoa. Các thiện pháp mà ta làm được cũng vậy, tuy không bỏ việc lành nào nhưng không chấp, không kẹt vào chúng. Cứ vậy mà đi lên, cứ vậy mà sang đến bờ kia.

Nhưng cẩn thận, chưa qua sông thì khoan vội bỏ bè. Bởi hầu hết chúng ta đều đang vượt sông, phải bám chặt bè Chánh pháp. .

 
Quảng Tánh

Về Menu

quan sông hãy bỏ bè quan song hay bo be tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

phận tức 보왕삼매론 phiền 南懷瑾 Ä em Học 般若蜜 giÃÆ quen va nho trong cuoc song hien tai Xuân BS Đỗ Hồng Ngọc nói về Ăn chay và 加持是什么意思 thức tieng chuong chua 八吉祥 lạc å ç phÃÆt Ï 지장보살본원경 원문 寺院 giáo lý duyên khởi Ñ ôi 淨界法師書籍 ä½ æ ä Žä½ æ ä å ½åŒ b瓊o 経典 tiền ï¾ å 华严经解读 Vài món chay dễ nấu 百工斯為備 講座 Thực hành chánh niệm để có 四念处的修行方法 ä½ æ Tầm trá Ÿ 曹洞宗青年联盟 陀羅尼被 大型印花 Phật giáo 5 nguyên tắc để trở thành bậc cha mẹ 彿日 不說 thơ mặc giang từ bài số 1341 đến số 人生是 旅程 風景 行願品偈誦 phat