Sông đời tham ái và phiền não luôn cuồn cuộn, nếu tuột tay khỏi bè Chánh pháp chắc chắn sẽ bị nhận chìm
Quan sông hãy bỏ bè

.
Ảnh dụ một người dùng chiếc bè để vượt sông, qua sông rồi hãy bỏ bè, vốn rất quen thuộc với người học Phật. Các pháp đều là phương tiện nên khi đến bờ kia rồi thì buông xả hết. Bước vào đạo, đầu tiên phải bỏ ác làm thiện, tích lũy công đức và phước báo. Đến một lúc nào đó, các việc thiện thì vẫn làm nhưng hoàn toàn xả buông, buông hết mới thực sự thong dong, tự tại.

“Một thời Phật ở tại nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nay Ta sẽ nói thí dụ thuyền bè. Các Thầy khéo suy nghĩ, ghi nhớ trong tâm.

Các Tỳ-kheo thưa:

- Xin vâng! Bạch Thế Tôn.

Các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy.

Phật bảo:

- Thế nào gọi là thí dụ thuyền bè? Nếu các thầy đi đường bị giặc bắt giữ, nên nhiếp tâm ý, đừng khởi niệm ác. Nên khởi tâm hộ niệm trùm khắp mọi nơi, vô lượng vô hạnh không thể tính kể. Giữ gìn tâm như đất, cũng như đất này, nhận vật sạch, cũng nhận vật dơ, phần tiểu dơ uế xấu xa thảy đều nhận hết. Song đất chẳng khởi tâm tăng giảm, không nói rằng: 'Đây là xấu, đây là tốt'. Nay việc làm của các thầy nên cũng như thế. Giả sử bị giặc bắt giữ giam cầm, chớ sanh ác niệm, khởi tâm tăng giảm, như đất, nước, lửa, gió, xấu cũng nhận, tốt cũng nhận, đều không có tâm tăng giảm.

Khởi tâm từ, bi, hỷ, hộ (xả) đối với tất cả chúng sanh. Vì sao? Pháp thiện còn phải bỏ, huống gì pháp ác mà tập quen. Như có người gặp chỗ tai nạn sợ sệt, muốn qua khỏi chỗ tai nạn đến chỗ an ổn; tùy ý chạy tìm nơi an ổn. Người ấy thấy con sông lớn rất sâu rộng, cũng không có thuyền hay cầu để có thể sang bờ bên kia. Song chỗ đứng bên này rất đáng sợ, bờ bên kia không có. Bấy giờ người kia suy nghĩ tính kế: ‘Sông này rất sâu lại rộng, nay ta có thể thu thập cây cối, cỏ lá kết lại làm bè qua sông, nhờ bè này để chèo từ bờ này sang bờ kia’. Bấy giờ, người ấy liền thu góp cành cây, cỏ lá kết bè mà chèo từ bờ này sang bờ kia. Người ấy đã sang bờ kia liền khởi nghĩ: ‘Cái bè này rất nhiều lợi ích cho ta, do bè này được qua chỗ ách nạn, từ chỗ sợ hãi đến chỗ không nạn. Nay ta không bỏ bè này, đi đâu cũng mang theo’.

Thế nào, các Tỳ-kheo! Người kia đến nơi rồi có thể vác chiếc bè theo chăng? Hay không nên vác theo?

Các Tỳ-kheo thưa:

- Bạch Thế Tôn, không nên. Nguyện vọng của người ấy đã được kết quả, còn dùng bè vác theo làm gì!

Phật bảo Tỳ-kheo:

- Pháp thiện còn phải bỏ, huống gì phi pháp”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập III, phẩm 43.Thiên tử Mã Huyết [1.trích],VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.167)

Lời Phật dạy thật rõ ràng, qua sông hãy bỏ bè. Nên tu tập để thành tựu tâm xả rất quan trọng. Xả càng nhiều thì càng nhẹ, càng thăng hoa. Các thiện pháp mà ta làm được cũng vậy, tuy không bỏ việc lành nào nhưng không chấp, không kẹt vào chúng. Cứ vậy mà đi lên, cứ vậy mà sang đến bờ kia.

Nhưng cẩn thận, chưa qua sông thì khoan vội bỏ bè. Bởi hầu hết chúng ta đều đang vượt sông, phải bám chặt bè Chánh pháp. .

 
Quảng Tánh

Về Menu

quan sông hãy bỏ bè quan song hay bo be tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ban bang da saphir Hạt chắc Các loại thực phẩm gây đau tim Thông minh hơn nhờ ngủ trưa Miền Trung mùa nắng lửa mot che do an chay dung dan de dam bao suc khoe vết thương tỉnh thức trịnh công 止念清明 轉念花開 金剛經 Nhiều vÁ quê chất tinh yeu hoan hao la luc chung ta tim dung nguoi chưa lumbini suy Tạp bút Lề đời luan hoi nghiep bao Trong hoa sen có ngọc giac suy ngẫm về việc tho mac giang tu bai so 1341 den so 1350 tuyen Vi phat giao ton giao cho tat ca moi lam song dong tinh than quan the am bo tat thuc tap thien mang lai loi ich nhu the nao trong hoa Những điều chưa biết về đậu phụ Nguyện ước của mẹ Thiếu vitamin D gây ra nhiều bệnh cẩn 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 Quan hệ anh em duyen Thừa Thiên Huế Tưởng niệm 10 năm Hạn chế và khắc phục chứng ngáy khi Miền Trung mùa nắng dạy con niệm phật con Ngăn chÃƒÆ nh RÃƒÆ Hơi thở nặng mùi và cách điều trị duong duyên phận vợ chồng sẽ trọn vẹn khi Béo vì ăn hoa quả quá nhiều Ăn chay có thiếu máu niem tin chon chanh Món chay Cuốn diếp Chuyến đi bất ngờ Kỳ cuối Ngày Nhớ hoài mùi mít nấu chay mot nua nen tranh