Hãy nhìn vào tâm bạn, bạn có thấy các suy nghĩ đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống Bạn có cảm thấy rằng bạn như tái sinh mỗi buổi sáng, sau giấc ngủ Hãy nhìn vào bạn bây giờ, bạn có thấy nó khác với hàng ngàn con người của bạn đã từng hôm qua
Quán tâm không sinh không diệt

Hãy nhìn vào tâm bạn, bạn có thấy các suy nghĩ đến rồi đi, hệt như sóng lên rồi xuống? Bạn có cảm thấy rằng: bạn như tái sinh mỗi buổi sáng, sau giấc ngủ? Hãy nhìn vào bạn bây giờ, bạn có thấy nó khác với hàng ngàn con người của bạn đã từng hôm qua?
Tĩnh lặng để nhìn thấy rõ

Hôm qua bạn đã có hàng ngàn hành động của thân khác nhau, hàng ngàn cảm nhận khác nhau và hàng ngàn suy nghĩ khác nhau - y hệt như sóng biển sinh rồi diệt, y hệt như bọt sóng trào lên rồi vỡ tan. Sóng biển và bọt sóng cứ liên tục xuất hiện rồi diệt đi; nhưng tánh của nước thì luôn bất động, không sinh và cũng không diệt.

Nhìn vào thân của bạn, cảm nhận của bạn và suy nghĩ của bạn; chúng biến đổi liên tục, kể từ ngày bạn chào đời. Do vậy bạn đã có hàng triệu thân khác nhau, hàng triệu cảm nhận khác nhau và hàng triệu suy nghĩ khác nhau.

Câu hỏi là: thân nào là thân thật của bạn, cảm nhận nào là cảm nhận thật của bạn, và suy nghĩ nào là suy nghĩ thật của bạn? Không có một cái thật nào! Y hệt như không có một bọt nước thật nào giữa hàng triệu bọt nước thành hình và vỡ tan trên mặt biển.
Hãy sống như nước, chứ đừng sống như sóng trào bọt nổi. Và hãy sống với tánh của tâm, chứ đừng sống với các niệm sinh diệt. Tâm của chúng ta là dòng sông chảy xiết bất tận của các niệm sinh diệt. Nhưng tánh của tâm vẫn luôn luôn bất động, không sanh không diệt.

Khi bạn thấy được tánh của tâm là lúc đó bạn đã lóe lên một tia sáng của Niết-bàn; một trạng thái của an tĩnh, vô tác. Tánh của tâm như một tấm gương, hình ảnh của vạn pháp được phản chiếu trong đó. Tất cả các hình ảnh đến rồi đi, nhưng tánh phản chiếu của gương tâm vẫn ở đó.

Một thiền sư thời xưa từng thổi tắt một ngọn đèn, và vị môn đệ của ngài hốt nhiên giác ngộ. Chuyện gì xảy ra nơi đây? Hãy nhìn vào cây đèn cầy. Ngọn lửa được thắp lên và rồi bị phụt tắt. Vậy cái gì không được thắp lên và cái gì không bị thổi tắt nơi đó? Có phải đó là tánh phản chiếu của tâm, mà tánh phản chiếu này của tâm không sanh và không diệt.

Lục tổ Huệ Năng có lần nói với hai vị sư đang tranh cãi về chuyện lá cờ trong sân chùa đang bay rằng: Không phải gió lay động, cũng không phải lá cờ lay động; mà thực sự là tâm của họ đang động.

Tâm của chúng ta không có hình tướng, nên nó lấy mọi hình tướng nó thấy làm hình tướng của nó. Tâm của chúng ta không có âm thanh, nên nó lấy mọi âm thanh nó nghe làm âm thanh của nó. Hình ảnh đến và đi, tâm nhìn thấy hình ảnh đến và đi. Âm thanh đến và đi, tâm nghe âm thanh đến và đi. Một tấm gương lặng lẽ chiếu soi, không chấp giữ gì cả. Tâm giải thoát cũng lặng lẽ chiếu soi, không dính mắc vào bất cứ gì cả.

Hãy nhìn vào tâm bạn, các suy nghĩ đến rồi đi hệt như sóng biển nhưng tánh phản chiếu của tâm vẫn lặng lẽ ở đó, không sanh không diệt. Hãy nhìn các suy nghĩ đến rồi đi và hãy thấy tâm bất động. Hãy cứ nhìn hoài như thế. Tất cả chúng ta đều là diễn viên, đã đóng diễn hàng triệu vai trò khác nhau từ thời gian vô thủy, sinh ra và chết đi trong hàng triệu vở tuồng.

Bây giờ là lúc quán chiếu vào tâm mình, để nhìn thấy cái vượt qua sanh tử.

Bài viết: "Quán tâm không sinh không diệt"
Mang Viên Hưng Định - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

quán tâm không sinh không diệt quan tam khong sinh khong diet tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ส งขต hÓi Tập Tu triết Đã hối lòng Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Minh 20 to xa da da jayata gáŸi nhà phận hiện phà mua Tản Thử Đất xÃƒÆ dai gioi dan cam lo va hanh trinh ve chung nam son tánh ph穩a tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều Siêu 弘忍 ブライダルカシマ 神栖 行願品偈誦 和尚为何多高寿 niệm chướng Pháp ทำว ดเย น bai phong van thien su thich nhat hanh chan dong 单三衣 thich quang duc ï¾ ï¼ ï¾ å Bồi hồi nhớ bánh ú tro o nhiem moi truong den tu o nhiem tam hon 文殊五字心咒 Quảng Ngãi Húy kỵ Tổ sư khai sơn Tổ 所住而生其心 ngung 百工斯為備 講座 ï¾ï¼ chùa quán thế âm khởi 般若心経 読み方 区切り khoi nghiep tu trai tim tu bi น ท