Sư thượng đường, đại chúng đã đứng khá lâu, sư nói Chư Thượng tọa chẳng cần cúi đầu nghĩ ngợi suy lường Suy lường không đến rồi nói là chẳng dùng việc chọn lựa, làm ủy khuất chuyện đó chăng Các vị hướng về nơi đâu mà mở miệng Hãy nói thử xem nào
Quảng ngữ của Hòa Thượng La Hánh Quế Sơn ở Chương Châu

Sư thượng đường, đại chúng đã đứng khá lâu, sư nói: "Chư Thượng tọa chẳng cần cúi đầu nghĩ ngợi suy lường. Suy lường không đến rồi nói là chẳng dùng việc chọn lựa, làm ủy khuất chuyện đó chăng? Các vị hướng về nơi đâu mà mở miệng? Hãy nói thử xem nào? Còn có pháp gần các vị, còn có pháp xa các vị chăng? Giống như các vị hay khác các vị chăng? Đã như thế thì tại sao lại gây khó khăn mà chi? Bởi nếu chẳng phải là đấng trượng phu nam tử thì ù ù cạc cạc không có chút oai phong, lo đau đáu che đỡ ý căn, sợ bị người ta han hỏi".

Ta thường nói: "Nếu các ông có chỗ đạt ngộ thì nên trừ bỏ ta, người, đi thẳng đến đây cùng các vị chứng nghiệm qua. Ngay đó sao mà không chịu, không nên lấy bụm nước chân trâu mà cho đó là biển cả. Phật pháp trùm khắp sa giới. Đừng lầm khối thịt tâm kia mà lập tri thức, kiến giải cho là cương giới. Kiến văn giác tri, thức tỉnh tình đó thật là không phải. Nếu hướng về nơi đó mà gật đầu bảo tôi đây thành thật, là không được''. Chi như người xưa nói: "Chuyện này chỉ có tôi là có thể biết" thì là cảnh giới gì. Có thức liễu không. Đừng cho rằng tôi thấy anh, anh thấy tôi là được rồi. Đừng có lãnh hội lầm. Nếu đó là cái ngã thì ngã đó tùy sinh diệt. Thân có là có. Thân không là không. Vì thế mà Phật xưa vì các vị người đời nay mà nói pháp. Pháp khác có lý do. Pháp khác không lý sinh ra. Pháp khác không có lý do, pháp khác dứt tận. Đừng để nhàn rỗi trôi lăn. Sống chết là chuyện lớn. Nhất đoàn tử tiêu sát dù không đến, thì trệ ngại tại chỗ cũng không phải ít. Thanh sắc nếu không phá thì thọ tưởng hành thức cũng vậy. Nó sai khiến đến các vị lòi xương ra. Đừng có nói năm ấm vốn là không. Không do các vị nói là hiểu không. Cho nên mới nói nên đắc thân triệt tu chân thật vậy. Không phải hôm nay thầy dạy mới biết nói thế nào. Các bậc thánh xưa cáo báo với các vị gọi là tạng quang minh kim cương bất khả tư nghì. Che trùm trời đất. Sinh ra phàm, nuôi lớn thánh. Từ xưa tới nay ai là người không có phần chứ. Nếu đã như thế thì nương vào ai. Do đó mà chư Phật từ bi, thấy các vị chẳng biết phải làm sao đành phải mở cửa phương tiện, chỉ tướng chân thật. Ta nay cũng phương tiện vậy. Các vị có lãnh hội không? Nếu không lãnh hội, đừng hướng ý căn mà làm quái!".

Tăng hỏi: "Tông môn từ xưa giờ thỉnh sư phương tiện chỉ bày".

Sư nói: "Phương tiện tức chẳng không, nhưng ông gọi cái gì là tông môn?".

Tăng nói: "Nếu thế thì học nhân đây đã hỏi luống câu đó rồi".

Sư nói: "Ông có tội lỗi gì đâu".

Hỏi: "Phật pháp có nhận trau chuốt không?".

Sư nói: "Làm sao mà không nhận".

Hỏi: "Trau chuốt thế nào?".

Sư nói: "Phật pháp".

Hỏi: " Chư hành vô thường, là pháp sinh diệt. Thế nào là pháp bất sinh bất diệt?".

Sư nói: "Dùng bất sinh bất diệt để mà làm gì?".

Hỏi: "Vừa nghĩ ngợi là đã lỗi lầm, nếu không nghĩ ngợi thì thế nào?".

Sư nói: "Nghĩ ngợi có lỗi gì đâu nà".

Nói: "Nếu thế thì không tự làm thương tổn vậy".

Sư nói: "Nên giữ miệng mồm".

Hỏi: "Trong các cảnh lấy gì làm chủ?".

Sư hỏi lại: "Cái nào là chư cảnh?".

Hỏi: "Há có phải chỗ nghi là chư cảnh không?".

Sư nói: "Hãy đem chỗ nghi lại xem".

Hỏi: "Chính ngay lúc đó thì thế nào?".

Sư hỏi lại: "Không phải lúc đó thì thế nào?".

Nói: "Kẻ học này nói không được".

Sư nói: "Trong miệng bị cái gì mà tắc họng vậy?".

Sư lại nói: "Các vị sớm trưa lui tới xuống lên, đều bị ít nhiều thanh sắc hoặc loạn, thân tâm không an. Nếu là thanh sắc, danh tự, thì không phải là Phật pháp. Lại nghi y là cái gì? Nếu là Phật pháp không phải là thanh sắc danh tự thì các vị làm thế nào nghĩ lấy thân tâm thấu triệt được y. Nếu là thanh sắc danh tự thì đều là thanh sắc danh tự. Nếu là Phật pháp thì đều là Phật pháp. Lãnh hội không vậy? Dị thanh vô thanh, dị sắc vô sắc. Rời chữ không tên, rời tên không chữ. Thử nắm đầu lưỡi điểm xem. Có nhiều ít hình tiếng tên chữ. Từ đâu là hình, gì là tên? Tam giới chót vót như thế còn tìm chỗ xuất đầu chưa được. Nhân cái gì mà đặc địa khó làm chứ. Chỉ vì các người tự sinh điên đảo, lấy thường làm đoạn, ngộ giả mà mê chân, hướng bên ngoài tìm cầu. Cường điệu nặn mắt thấy sai khác. Suốt ngày cùng người thương lượng, liền có Phật pháp. Không cùng người thương lượng liền là người nhàn rỗi thế gian. Nói đến đó mới cử trước Phật pháp. Liền nói rằng nghĩ tâm tức sai. Động niệm tức ngăn ngại. Tầm thường các nơi đều nguyên không có miệng lăn như bánh xe máy dệt, tóm lại là không sai vậy. Chuyện Phật pháp không phải là bệnh sốt rét cách ngày một cữ, do chư vị hiểu bậy phàm tình thành kiến giải sai cùng chẳng sai. Hốt nhiên thấy mình giơ cây chùy đánh vào lưng mình, liền tác ý độ nhìn ngắm. Nếu không thế thì thấy mình cầm cây chổi quét bên này bên kia, liền đều chiếu quán. Đó là thường ngày các vị chặt củi sao không nhìn ngắm rồi hô hoán lên là ngộ rồi. Này các Thượng tọa, Phật pháp không phải dưới ý căn, hay ở trong bị da mà trắc độ. Các vị thành tự lừa lấy mình. Lão tăng không dám trói buộc kẻ sơ tâm hậu học bị nhốt trong lồng. Mỗi người phải tự nghiên cứu lấy. Không có chuyện chi khác, tạm biệt!".

 

Về Menu

quảng ngữ của hòa thượng la hánh quế sơn ở chương châu quang ngu cua hoa thuong la hanh que son o chuong chau tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Mối quan hệ thầy thuốc moi su doi tra deu phai tra gia bang su co don phước học cách đổ ra những thứ dơ bẩn trong cùng thực tập phật pháp để gia đình thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ Æ lễ tưởng niệm thánh tử đạo thích tỳ Luyện yêu nhau là hiểu nhau đức phật cồ đàm nhà tâm lý trị quÃƒÆ Ngọn lửa Quảng Đức và biến cố ô Món chay đãi người thân dịp cuối năm vi sao hoa sen sinh soi chon bun lay o troc tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la doi song can mot tam long cuoc hanh trinh tam linh noi moi con nguoi nhap ha khanh an chỉ là có giữ lấy nhau hay không mà vÙi tột cùng của luân hồi là khổ đau ï¾ ï½½ tôi ông gút gÓ Người thỉnh chuông chùa Bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn dong nghia voi loai vat Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế Nhớ cảnh chùa xưa noi nho khac khoai cua nguoi tha phuong moi dip Ai có thể thở giùm ai Giải thoát trong lòng tay Tâm linh có mơ hồ nguon goc phat giao cua mo tip tai sinh trong Vài suy nghĩ về hiếu trong đạo Nho và tam phap the gian Bệnh càng tệ thêm do lo lắng nhiều Lễ húy kỵ vua Cảnh Thịnh tại chùa y nghia that cua su khong dinh mac va tam giai kho dau va niet phước có nghĩa là gì hở mẹ toi oi mi me lam roi Cỏ đậu tham Vai trò của Ni giới Việt Nam trong xã nỗi nhớ khắc khoải của người tha