Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết
Quê cha, đất mẹ

Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết.
Từ nơi ấy chúng ta sinh ra. Từ nơi ấy, cha mẹ, ông bà chúng ta sinh ra.

Nơi ấy, được gọi là quê cha (fatherland), là đất mẹ (motherland), là đất tổ, là tổ quốc, là quê hương (native land).

Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết.

Quê hương được biểu hiện trong một nền văn hóa chung, gọi là nếp sống, nếp ăn-ở, bao gồm tiếng nói, chữ viết, lời ca, điệu nhạc; từ miếng ăn, thức uống, trang phục (truyền thống), cho đến kiến trúc nhà ở, điện đài, những nơi thờ tự, và cách thức thờ tự… Có những gì rất giống trong những người sinh ra và lớn lên từ một quê hương. Có những gì rất khác giữa những người sinh ra và lớn lên từ các nơi chốn khác nhau. Nhưng điểm chung cùng là sinh ra nơi đâu, lớn lên từ đâu, người ta thường yêu tha thiết nơi ấy. Cùng yêu một quê hương là cùng yêu một cha/mẹ; cùng yêu cha/mẹ thì đó là anh em một nhà. Anh em một nhà thường thương yêu, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau; cùng dành cho cha/mẹ niềm yêu kính và lòng tri ân.

Đem hình ảnh cha/mẹ ghép vào mảnh đất nầy để gọi tên quê hương, người ta muốn kéo quê hương lại thật gần với tâm thức và đời sống thực của những đứa con; và đồng thời là nâng cao phẩm chất và tình cảm thiêng liêng của cha/mẹ lên tầng bậc cao nhất. Không ai gần gũi con cái bằng cha/mẹ. Không ai xứng đáng được gắn liền với đất nầy bằng cha/mẹ.

Mảnh đất nầy, quê hương nầy, nuôi nấng và trưởng dưỡng tất cả những đứa con được sinh ra. Một khi được sinh ra từ đất nầy, đứa con không thể nào quên được quê hương—dù phải ly hương hoặc sống đời lưu vong vì lý do nào đó. Đối với cha mẹ cũng vậy, con không thể nào quên—dù phải chia xa hoặc cha mẹ đã khuất bóng.

Quê hương, rất tha thiết, gắn bó với tình cảm con người khi nghĩ đến, nhưng cũng thật mơ hồ vì quê hương chỉ là hai chữ để gọi tên, là một khoảnh nhỏ trên bản đồ, không thường xuyên có mặt trong đời sống hàng ngày. Nhưng gọi cha, gọi mẹ thì gần gũi hơn, cụ thể hơn. Cha/mẹ chính là biểu tượng của quê hương. Yêu cha/mẹ thì cũng yêu quê hương, yêu nơi cha/mẹ sinh ra. Ngày nào  cha/mẹ có mất đi thì quê hương vẫn còn đó, vì cha/mẹ chỉ ở bên ta trăm năm, trong khi quê hương thì ngàn đời.

Quê hương không thể mất.

Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là mất cả lịch sử dài lâu của một dân tộc với bao nhiêu xương máu, bao nhiêu mồ hôi nước mắt trải dài theo dòng thời gian và trên từng tấc đất để khẳng định nền độc lập tự chủ của mình.

Cha mẹ mất đi, chỉ gia đình thân thuộc đau buồn. Quê cha, đất mẹ mà mất, cả dân tộc đau buồn, cả lịch sử nghìn năm kiên gan quật cường cũng sẽ bị xóa nhòa, dần vào quên lãng.

Hãy yêu cha mẹ khi cha mẹ còn hiện hữu, đừng để mất đi rồi hối tiếc.

Hãy yêu quê hương với niềm trân trọng, kính cẩn, đối với nơi chốn khắc ghi và lưu giữ tất cả hình ảnh và kỷ niệm của cha mẹ, ông bà, tổ tiên… nhiều đời; đừng làm tổn hại, đừng để rơi mất, dù chỉ một mảng rêu, một phần bụi đất nhỏ.

Hãy gọi tên quê hương bằng tiếng gọi cha mẹ tha thiết, và hãy dành cho quê hương tình cảm sâu sắc nhất, như đã yêu thương chính cha mẹ của mình.

 
Vĩnh Hảo

Về Menu

quê cha đất mẹ que cha dat me tin tuc phat giao hoc phat

禅诗精选 Cuộc đời tận hiến りんの音色 Lễ tưởng niệm húy nhật cố Đại Chùa mình vẫn kết hoa hồng chứ Thấp thoáng lời kinh ß the nao la su menh cua mot ngoi chua chuong i lỗ cây và con rùa mù bùi m¹ å ç æžœ 曹洞宗管長猊下 本 åº bùi giáng và những vần thơ dành cho Lý giải bí mật chữa bệnh hóa hổ 行願品偈誦 建菩提塔的意义与功德 Đậu đen hóa thạch 霊園 横浜 仏壇屋 Nỗi Thể อ ตาต จอส 欲移動 忍四 경전 종류 Di tích lịch sử văn hóa những điều trẻ cần được dạy từ phap 佛子 Ngôn ngữ của đá Ăn trái cây có cần đúng lúc không LÃ Æ Giữ sức khỏe khi ôn thi イス坐禅のすすめ tịnh Bàn tay mẹ Huyền thoại ít biết về đệ tử lừng Tưởng niệm lần thứ 67 Tổ khai sơn 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 phan tich pham phuong tien b Xử Vỏ các loại quả chữa bệnh 座禅 やり方 Đau 金宝堂のお得な商品