Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết
Quê cha, đất mẹ

Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết.
Từ nơi ấy chúng ta sinh ra. Từ nơi ấy, cha mẹ, ông bà chúng ta sinh ra.

Nơi ấy, được gọi là quê cha (fatherland), là đất mẹ (motherland), là đất tổ, là tổ quốc, là quê hương (native land).

Quê hương gắn liền với sinh mệnh, với dòng cảm thức và cảm xúc của chúng ta từ trong máu huyết.

Quê hương được biểu hiện trong một nền văn hóa chung, gọi là nếp sống, nếp ăn-ở, bao gồm tiếng nói, chữ viết, lời ca, điệu nhạc; từ miếng ăn, thức uống, trang phục (truyền thống), cho đến kiến trúc nhà ở, điện đài, những nơi thờ tự, và cách thức thờ tự… Có những gì rất giống trong những người sinh ra và lớn lên từ một quê hương. Có những gì rất khác giữa những người sinh ra và lớn lên từ các nơi chốn khác nhau. Nhưng điểm chung cùng là sinh ra nơi đâu, lớn lên từ đâu, người ta thường yêu tha thiết nơi ấy. Cùng yêu một quê hương là cùng yêu một cha/mẹ; cùng yêu cha/mẹ thì đó là anh em một nhà. Anh em một nhà thường thương yêu, đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau; cùng dành cho cha/mẹ niềm yêu kính và lòng tri ân.

Đem hình ảnh cha/mẹ ghép vào mảnh đất nầy để gọi tên quê hương, người ta muốn kéo quê hương lại thật gần với tâm thức và đời sống thực của những đứa con; và đồng thời là nâng cao phẩm chất và tình cảm thiêng liêng của cha/mẹ lên tầng bậc cao nhất. Không ai gần gũi con cái bằng cha/mẹ. Không ai xứng đáng được gắn liền với đất nầy bằng cha/mẹ.

Mảnh đất nầy, quê hương nầy, nuôi nấng và trưởng dưỡng tất cả những đứa con được sinh ra. Một khi được sinh ra từ đất nầy, đứa con không thể nào quên được quê hương—dù phải ly hương hoặc sống đời lưu vong vì lý do nào đó. Đối với cha mẹ cũng vậy, con không thể nào quên—dù phải chia xa hoặc cha mẹ đã khuất bóng.

Quê hương, rất tha thiết, gắn bó với tình cảm con người khi nghĩ đến, nhưng cũng thật mơ hồ vì quê hương chỉ là hai chữ để gọi tên, là một khoảnh nhỏ trên bản đồ, không thường xuyên có mặt trong đời sống hàng ngày. Nhưng gọi cha, gọi mẹ thì gần gũi hơn, cụ thể hơn. Cha/mẹ chính là biểu tượng của quê hương. Yêu cha/mẹ thì cũng yêu quê hương, yêu nơi cha/mẹ sinh ra. Ngày nào  cha/mẹ có mất đi thì quê hương vẫn còn đó, vì cha/mẹ chỉ ở bên ta trăm năm, trong khi quê hương thì ngàn đời.

Quê hương không thể mất.

Mất quê hương là mất cả cội nguồn yêu thương truyền nối từ bao đời tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mất quê hương là mất cả lịch sử dài lâu của một dân tộc với bao nhiêu xương máu, bao nhiêu mồ hôi nước mắt trải dài theo dòng thời gian và trên từng tấc đất để khẳng định nền độc lập tự chủ của mình.

Cha mẹ mất đi, chỉ gia đình thân thuộc đau buồn. Quê cha, đất mẹ mà mất, cả dân tộc đau buồn, cả lịch sử nghìn năm kiên gan quật cường cũng sẽ bị xóa nhòa, dần vào quên lãng.

Hãy yêu cha mẹ khi cha mẹ còn hiện hữu, đừng để mất đi rồi hối tiếc.

Hãy yêu quê hương với niềm trân trọng, kính cẩn, đối với nơi chốn khắc ghi và lưu giữ tất cả hình ảnh và kỷ niệm của cha mẹ, ông bà, tổ tiên… nhiều đời; đừng làm tổn hại, đừng để rơi mất, dù chỉ một mảng rêu, một phần bụi đất nhỏ.

Hãy gọi tên quê hương bằng tiếng gọi cha mẹ tha thiết, và hãy dành cho quê hương tình cảm sâu sắc nhất, như đã yêu thương chính cha mẹ của mình.

 
Vĩnh Hảo

Về Menu

quê cha đất mẹ que cha dat me tin tuc phat giao hoc phat

tụng kinh Ä Æ chùa hồ sơn สต tong äººé ¼å Œ 천태종 대구동대사 도산스님 川井霊園 己が身にひき比べて ส วรรณสามชาดก 墓 購入 七五三 大阪 Pa tê đậu đỏ 大法寺 愛知県 hãy sống cho hết mình vì cuộc đời 佛经讲 男女欲望 梁皇忏法事 元代 僧人 功德碑 vi 簡単便利 戒名授与 水戸 市町村別寺院数順位 Trái tim bất tử Kỳ 3 Vị pháp thiêu 忍四 ก จกรรมทอดกฐ น Äón 浄土宗 2006 供灯的功德 自悟得度先度人 文殊 vẻ thú å tịnh xá ngọc trung tịnh nghiệp đạo 蒋川鸣孔盈 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Ai khóa Công dụng chữa bệnh của dưa leo 横江仏具のお手入れ方法 陈光别居士 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ äºŒä ƒæ りんの音色 nên cúng tất niên như thế nào NhÃ Æ 色登寺供养 随喜 duyen phan vo chong se tron ven khi ban tay chi こころといのちの相談 浄土宗 î ï cẩn thận với lời nói để tránh khẩu ประสบแต ความด Chiều ô môi