Răng ê buốt, xỉn màu… là những biểu hiện của một hàm răng yếu. Và một số thói quen hằng ngày đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của “một góc con người”.

Răng yếu do đâu?



1. Chà răng quá mạnh   Bạn đừng nghĩ rằng việc chải răng thật mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Lớp men răng bên ngoài lâu ngày sẽ bị mài mòn và mất đi độ bóng đẹp vốn có. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh có thể gây tổn thương lợi, khiến lợi bị chảy máu, lâu ngày có thể dẫn tới viêm lợi.  

Vì vậy, để bảo vệ men răng và làm răng luôn chắc khỏe, hãy chọn những loại bàn chải có lông mềm và dai để chải răng sạch hơn mà không gây hại cho men răng và lợi. Việc dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng giúp răng sạch hơn cũng là cách giúp bảo vệ răng miệng.

2. Ăn nhiều đồ cứng

Việc ăn nhiều thực phẩm dạng cứng không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên nhân chính làm răng bạn yếu đi. 

Phía trên mặt răng có chứa vô số những rãnh cực nhỏ. Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng sẽ làm giãn nở các rãnh nhỏ đó, khiến chức năng nghiền thức ăn của răng giảm, thậm chí có thể dẫn tới gãy răng.

Những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn lý tưởng trong việc bảo sức khỏe răng miệng.

3. Chỉ nhai 1 bên   Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

4. Biến răng thành dụng cụ “đa năng”

Từ việc nhai thức ăn, tước mía, mở nút chai, cắn chỉ… tất tần tật các việc đều nhờ vào sự giúp đỡ của hàm răng thì việc răng yếu đi theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Răng không phải là dụng cụ đa năng để giúp bạn làm tất cả các việc “không chuyên” đó. Vì thế đừng làm dụng để biến hàm răng thành con dao, cái kéo hay những vật dụng khác.

5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

6. Dùng nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nước đá mùa hè hay các món lẩu nóng hổi cho mùa đông lạnh giá lại là kẻ thù của hàm răng. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm răng ê buốt, khó chịu. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng còn làm phá hủy lớp men răng, khiến hàm răng bị ngả và xỉn màu.

Thu Lan (Dân Trí)


Về Menu

Răng yếu do đâu?

Nguyện bảy tang sinh doc nhat vo nhi khoẠnguoi nu tu si phat giao trong the gioi ngay nay Món bánh bò cốt dừa lợi ích hành giả trỉ chù đại bi đứng Nhớ mưa Thường Nằm tìm hiểu về phước báu thế gian và luà n Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế chua minh khanh huong dai Steve Jobs một Phật tử đã làm thay Nét chữ của mẹ tôi Tam bảo lực chuyển hóa nghiệp thức bên đời mưa nắng 5 loại quả giúp răng trắng bóng lan theo qua bong ngài kyabjé taklung tsetrul rinpoche viên Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm ung î ï vi hãy đẹp ngay từ tâm mình 1954 Chất béo chuyển hóa không tốt cho trí thế giới sẽ thế nào khi bạn tắt máy Các nguyên nhân làm giảm trí nhớ nhung dieu phai suy ngam mua phat dan 2561 khÃƒÆ Tiểu sử Sư trưởng Như Thanh 1911 1999 chiến thắng lòng ganh ghét và tánh vị muốn có sức khỏe tốt hãy làm theo 10 做人處事 中文 修道 吾有正法眼藏 nam dien vien lu luong vy dong vai duc phat thich Thêm thông tin bổ ích về mật ong c u co can phai di moi tu duoc phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi Đau nửa đầu nguy hiểm như thế nào Nét chữ của mẹ tôi trên Giấc mơ mầu nhiệm chuyện thủ huồng từ ác hóa thiện Năm giû