Răng ê buốt, xỉn màu… là những biểu hiện của một hàm răng yếu. Và một số thói quen hằng ngày đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của “một góc con người”.

Răng yếu do đâu?



1. Chà răng quá mạnh   Bạn đừng nghĩ rằng việc chải răng thật mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Lớp men răng bên ngoài lâu ngày sẽ bị mài mòn và mất đi độ bóng đẹp vốn có. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh có thể gây tổn thương lợi, khiến lợi bị chảy máu, lâu ngày có thể dẫn tới viêm lợi.  

Vì vậy, để bảo vệ men răng và làm răng luôn chắc khỏe, hãy chọn những loại bàn chải có lông mềm và dai để chải răng sạch hơn mà không gây hại cho men răng và lợi. Việc dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng giúp răng sạch hơn cũng là cách giúp bảo vệ răng miệng.

2. Ăn nhiều đồ cứng

Việc ăn nhiều thực phẩm dạng cứng không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên nhân chính làm răng bạn yếu đi. 

Phía trên mặt răng có chứa vô số những rãnh cực nhỏ. Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng sẽ làm giãn nở các rãnh nhỏ đó, khiến chức năng nghiền thức ăn của răng giảm, thậm chí có thể dẫn tới gãy răng.

Những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn lý tưởng trong việc bảo sức khỏe răng miệng.

3. Chỉ nhai 1 bên   Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

4. Biến răng thành dụng cụ “đa năng”

Từ việc nhai thức ăn, tước mía, mở nút chai, cắn chỉ… tất tần tật các việc đều nhờ vào sự giúp đỡ của hàm răng thì việc răng yếu đi theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Răng không phải là dụng cụ đa năng để giúp bạn làm tất cả các việc “không chuyên” đó. Vì thế đừng làm dụng để biến hàm răng thành con dao, cái kéo hay những vật dụng khác.

5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

6. Dùng nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nước đá mùa hè hay các món lẩu nóng hổi cho mùa đông lạnh giá lại là kẻ thù của hàm răng. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm răng ê buốt, khó chịu. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng còn làm phá hủy lớp men răng, khiến hàm răng bị ngả và xỉn màu.

Thu Lan (Dân Trí)


Về Menu

Răng yếu do đâu?

mạng Quả lựu có công dụng trị bệnh お墓のお 妙善法师能入定 æ ¹æ å ç æŒ Thá ƒ æ æ 人间佛教 秽土成佛 东宝法王 真实存在 tn tu aryasimha ท มาของพระมหาจ ç æˆ thien ほとけのかたより Húy nhật lần thứ 273 Đức Tổ sư Liễu 士用果 mì xào chay 修行者 孕妇 Độc đáo món bánh Tết thất truyền tim gi chui mang va loi day cua duc phat cầu tÍa 与汝安心 ÐÑÑ 每天都能聽到同行善友的善行 姤卦 và Uống trà giúp giảm cân 观音 腳底筋膜炎治療 Lì xì con cái nhìn nhé những câu nói giúp bạn tỉnh ngộ 修行人一定要有信愿行吗 song cham lai 佛法怎样面对痛苦 崔红元 历世达赖喇嘛 can hieu dung ve chu tu trong phat giao sen làng đã mọc 1 lắng nghe tiếng nói nội tu 永代供養 東成 M HÃu 経å hình mẫu lí tưởng của tu sĩ phật giáo 仏壇 のし