Răng ê buốt, xỉn màu… là những biểu hiện của một hàm răng yếu. Và một số thói quen hằng ngày đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của “một góc con người”.

Răng yếu do đâu?



1. Chà răng quá mạnh   Bạn đừng nghĩ rằng việc chải răng thật mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Lớp men răng bên ngoài lâu ngày sẽ bị mài mòn và mất đi độ bóng đẹp vốn có. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh có thể gây tổn thương lợi, khiến lợi bị chảy máu, lâu ngày có thể dẫn tới viêm lợi.  

Vì vậy, để bảo vệ men răng và làm răng luôn chắc khỏe, hãy chọn những loại bàn chải có lông mềm và dai để chải răng sạch hơn mà không gây hại cho men răng và lợi. Việc dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng giúp răng sạch hơn cũng là cách giúp bảo vệ răng miệng.

2. Ăn nhiều đồ cứng

Việc ăn nhiều thực phẩm dạng cứng không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên nhân chính làm răng bạn yếu đi. 

Phía trên mặt răng có chứa vô số những rãnh cực nhỏ. Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng sẽ làm giãn nở các rãnh nhỏ đó, khiến chức năng nghiền thức ăn của răng giảm, thậm chí có thể dẫn tới gãy răng.

Những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn lý tưởng trong việc bảo sức khỏe răng miệng.

3. Chỉ nhai 1 bên   Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

4. Biến răng thành dụng cụ “đa năng”

Từ việc nhai thức ăn, tước mía, mở nút chai, cắn chỉ… tất tần tật các việc đều nhờ vào sự giúp đỡ của hàm răng thì việc răng yếu đi theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Răng không phải là dụng cụ đa năng để giúp bạn làm tất cả các việc “không chuyên” đó. Vì thế đừng làm dụng để biến hàm răng thành con dao, cái kéo hay những vật dụng khác.

5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

6. Dùng nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nước đá mùa hè hay các món lẩu nóng hổi cho mùa đông lạnh giá lại là kẻ thù của hàm răng. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm răng ê buốt, khó chịu. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng còn làm phá hủy lớp men răng, khiến hàm răng bị ngả và xỉn màu.

Thu Lan (Dân Trí)


Về Menu

Răng yếu do đâu?

Tin 佛教教學 精霊供養 浄土宗 2006 元代 僧人 功德碑 市町村別寺院数順位 緣境發心 觀想書 Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ 2 白佛言 什么意思 Cõi ไๆาา แากกา phat 蒋川鸣孔盈 äºŒä ƒæ 佛经讲 男女欲望 xu 霊園 横浜 お仏壇 お供え 陧盤 อธ ษฐานบารม Buffet chay gây quỹ ủng hộ đồng bào Bổ sung nhiều vitamin D gây tác dụng オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ さいたま市 氷川神社 七五三 五観の偈 曹洞宗 Ăn vặt nhiều có gây bệnh tiểu hòa thượng thích thanh chân 1905 仏壇 おしゃれ 飾り方 õ º 曹村村 別五時 是針 ก จกรรมทอดกฐ น 천태종 대구동대사 도산스님 อธ ษฐานบารม Ûý りんの音色 tri 一日善缘 饿鬼 描写 五戒十善 必使淫心身心具断 คนเก ยจคร าน 墓地の販売と購入の注意点 8 nguyên nhân gây suy nhược tinh thần 墓 購入 Mộc อ ตาต จอส 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ