Răng ê buốt, xỉn màu… là những biểu hiện của một hàm răng yếu. Và một số thói quen hằng ngày đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của “một góc con người”.

Răng yếu do đâu?



1. Chà răng quá mạnh   Bạn đừng nghĩ rằng việc chải răng thật mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Lớp men răng bên ngoài lâu ngày sẽ bị mài mòn và mất đi độ bóng đẹp vốn có. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh có thể gây tổn thương lợi, khiến lợi bị chảy máu, lâu ngày có thể dẫn tới viêm lợi.  

Vì vậy, để bảo vệ men răng và làm răng luôn chắc khỏe, hãy chọn những loại bàn chải có lông mềm và dai để chải răng sạch hơn mà không gây hại cho men răng và lợi. Việc dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng giúp răng sạch hơn cũng là cách giúp bảo vệ răng miệng.

2. Ăn nhiều đồ cứng

Việc ăn nhiều thực phẩm dạng cứng không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên nhân chính làm răng bạn yếu đi. 

Phía trên mặt răng có chứa vô số những rãnh cực nhỏ. Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng sẽ làm giãn nở các rãnh nhỏ đó, khiến chức năng nghiền thức ăn của răng giảm, thậm chí có thể dẫn tới gãy răng.

Những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn lý tưởng trong việc bảo sức khỏe răng miệng.

3. Chỉ nhai 1 bên   Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

4. Biến răng thành dụng cụ “đa năng”

Từ việc nhai thức ăn, tước mía, mở nút chai, cắn chỉ… tất tần tật các việc đều nhờ vào sự giúp đỡ của hàm răng thì việc răng yếu đi theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Răng không phải là dụng cụ đa năng để giúp bạn làm tất cả các việc “không chuyên” đó. Vì thế đừng làm dụng để biến hàm răng thành con dao, cái kéo hay những vật dụng khác.

5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

6. Dùng nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nước đá mùa hè hay các món lẩu nóng hổi cho mùa đông lạnh giá lại là kẻ thù của hàm răng. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm răng ê buốt, khó chịu. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng còn làm phá hủy lớp men răng, khiến hàm răng bị ngả và xỉn màu.

Thu Lan (Dân Trí)


Về Menu

Răng yếu do đâu?

อบายยาม ขม 佛說父母恩重難報經 Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ กรรม รากศ พท 印手印 怨憎会是什么意思 Mát 止念清明 轉念花開 金剛經 phạm ngư cổ tự beomeosa น ยาม ๕ 抢罡 v廕 乾九 ß 一吸一呼 是生命的节奏 dau Tiểu sử HT Thích Giác Hải 赞观音文 濊佉阿悉底迦 三乘總要悟無為 Thơm ngon các món ăn từ cốm Phật ï¾ thuong 禮佛大懺悔文 voi 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 Món ngon Dimsum chay 사념처 doi dieu ve phuong thuc dau tranh bat bao dong cua 妙性本空 无有一法可得 阿罗汉需要依靠别人的记别 機十心 viem phoi chương v khương tăng hội 宗教信仰 不吃肉 những ngày nào thì phật tử nên ăn chay van thiền trÕ MÃ Å Ngọn lửa Quảng Đức 僧秉 Phụ chuoi hat trong doi song ban tre 佛教的出世入世 Đậu hũ cay xốt nấm Bốn trường hợp của hiệu lực cầu