Răng ê buốt, xỉn màu… là những biểu hiện của một hàm răng yếu. Và một số thói quen hằng ngày đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của “một góc con người”.

Răng yếu do đâu?



1. Chà răng quá mạnh   Bạn đừng nghĩ rằng việc chải răng thật mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Lớp men răng bên ngoài lâu ngày sẽ bị mài mòn và mất đi độ bóng đẹp vốn có. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh có thể gây tổn thương lợi, khiến lợi bị chảy máu, lâu ngày có thể dẫn tới viêm lợi.  

Vì vậy, để bảo vệ men răng và làm răng luôn chắc khỏe, hãy chọn những loại bàn chải có lông mềm và dai để chải răng sạch hơn mà không gây hại cho men răng và lợi. Việc dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng giúp răng sạch hơn cũng là cách giúp bảo vệ răng miệng.

2. Ăn nhiều đồ cứng

Việc ăn nhiều thực phẩm dạng cứng không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên nhân chính làm răng bạn yếu đi. 

Phía trên mặt răng có chứa vô số những rãnh cực nhỏ. Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng sẽ làm giãn nở các rãnh nhỏ đó, khiến chức năng nghiền thức ăn của răng giảm, thậm chí có thể dẫn tới gãy răng.

Những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn lý tưởng trong việc bảo sức khỏe răng miệng.

3. Chỉ nhai 1 bên   Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

4. Biến răng thành dụng cụ “đa năng”

Từ việc nhai thức ăn, tước mía, mở nút chai, cắn chỉ… tất tần tật các việc đều nhờ vào sự giúp đỡ của hàm răng thì việc răng yếu đi theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Răng không phải là dụng cụ đa năng để giúp bạn làm tất cả các việc “không chuyên” đó. Vì thế đừng làm dụng để biến hàm răng thành con dao, cái kéo hay những vật dụng khác.

5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

6. Dùng nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nước đá mùa hè hay các món lẩu nóng hổi cho mùa đông lạnh giá lại là kẻ thù của hàm răng. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm răng ê buốt, khó chịu. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng còn làm phá hủy lớp men răng, khiến hàm răng bị ngả và xỉn màu.

Thu Lan (Dân Trí)


Về Menu

Răng yếu do đâu?

Bí quyết giảm nguy cơ đột quỵ lần 09 al 康 惡 Mùa Trung thu đã về phat 5 phút quán vô thường mỗi ngày để tieu su hoa thuong thich hue hung nho ve mot Thích 14 câu chuyện cảm động về động vật tôn giáo ở việt nam Tam bảo lực chuyển hóa nghiệp thức huy Và cận tử nghiệp là gì Tham gia Facebook giúp sống lâu hơn Huyết áp hay thay đổi nguy cơ mất trí duc con nguoi hanh huong trong tho thien ly tran va thÃ Æ ï¾ å 9 lời khuyên để có đời sống tinh ï¾ï½ 第一 相 正式 nguoi nhân tướng ペット僧侶派遣 仙台 ç¾ nghe lại chính mình Góc trà xuân giữa lòng thành phố Tưởng niệm 62 năm Tổ sư Minh Đăng Quang Thu thương yêu theo phương pháp bụt dạy 5 bai hoc quan trong cua doi nguoi bốn 空中生妙有 Húy kỵ chư tôn đức tiền bối Ð Ð Ð 文殊菩薩心咒 2012年没回忌法要早見表 Gỏi thanh trà ăn lạ miệng đời sẽ tử tế với bạn Gia Lai Húy kỵ lần thứ 10 cố HT Thích Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 49 ngày Về giá trị đạo đức của lòng từ Dạy Phật pháp cho trẻ em ä½ å çœ ç çº å học cách giữ lửa cho tình yêu và hôn lieu thuoc cho can benh tu ti ca sĩ ngọc khuê nhặt rác vườn chùa kinh điển