Răng ê buốt, xỉn màu… là những biểu hiện của một hàm răng yếu. Và một số thói quen hằng ngày đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của “một góc con người”.

Răng yếu do đâu?



1. Chà răng quá mạnh   Bạn đừng nghĩ rằng việc chải răng thật mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Lớp men răng bên ngoài lâu ngày sẽ bị mài mòn và mất đi độ bóng đẹp vốn có. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh có thể gây tổn thương lợi, khiến lợi bị chảy máu, lâu ngày có thể dẫn tới viêm lợi.  

Vì vậy, để bảo vệ men răng và làm răng luôn chắc khỏe, hãy chọn những loại bàn chải có lông mềm và dai để chải răng sạch hơn mà không gây hại cho men răng và lợi. Việc dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng giúp răng sạch hơn cũng là cách giúp bảo vệ răng miệng.

2. Ăn nhiều đồ cứng

Việc ăn nhiều thực phẩm dạng cứng không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên nhân chính làm răng bạn yếu đi. 

Phía trên mặt răng có chứa vô số những rãnh cực nhỏ. Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng sẽ làm giãn nở các rãnh nhỏ đó, khiến chức năng nghiền thức ăn của răng giảm, thậm chí có thể dẫn tới gãy răng.

Những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn lý tưởng trong việc bảo sức khỏe răng miệng.

3. Chỉ nhai 1 bên   Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

4. Biến răng thành dụng cụ “đa năng”

Từ việc nhai thức ăn, tước mía, mở nút chai, cắn chỉ… tất tần tật các việc đều nhờ vào sự giúp đỡ của hàm răng thì việc răng yếu đi theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Răng không phải là dụng cụ đa năng để giúp bạn làm tất cả các việc “không chuyên” đó. Vì thế đừng làm dụng để biến hàm răng thành con dao, cái kéo hay những vật dụng khác.

5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

6. Dùng nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nước đá mùa hè hay các món lẩu nóng hổi cho mùa đông lạnh giá lại là kẻ thù của hàm răng. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm răng ê buốt, khó chịu. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng còn làm phá hủy lớp men răng, khiến hàm răng bị ngả và xỉn màu.

Thu Lan (Dân Trí)


Về Menu

Răng yếu do đâu?

thực hành buộc tâm và diệt trừ tạp tản văn mới của tác giả cái sân vuông Thiền có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tổ sư nguyên thiều với hành tung và thi vi sao nhung nguoi luong thien nhu con lai luon một vài điển ngữ được lồng trong vì sao những người lương thiện như con khi tang hậu quả tất yếu của các hành động 回向文 c nguoi tra oan vi sao lai nhu the người trả oán vì sao lại như thế hàn quốc triển lãm nghệ thuật đương người trả oán vì sao lại như thế đại đức hằng thiệt với công hạnh nhung loi ich cua viec tin va song theo dinh luat tuong phat ngoc hoa binh the gioi duoc hinh thanh tượng phật ngọc hòa bình thế giới đạo đức đối xử bình đẳng nét đổi mới cách nhìn để cuộc sống thêm đức phật dài 54 tập Tìm một giải pháp Phật giáocho thời gặt yêu thương toi da giac ngo dao phat nhu the nao các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ 7 cách giảm mỡ bụng hiệu quả tại nhà lịch sử đức phật tôi đã giác ngộ đạo phật như cốt quật tự golgul temple câu chuyện về niệm phật và cầu 天地八陽神咒經 詞典 Bông Món chay với mít chỉ có người tu dưỡng mới trở thành gieo yeu thuong 16 nen tang huy có nên tu tập trong hoàn cảnh ở trọ binh Nhân cách Lý Công Uẩn cung nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp co nen tu tap trong hoan canh o tro chon dong ngam nhin nhung ngoi chua doc dao o thai lan Cà phê giúp giảm viêm nhiễm và Chữa bệnh bằng âm nhạc chúng con xin chào thầy nghi lễ mở nhưng đừng đánh mất ngắm nhìn những ngôi chùa độc đáo ở làm thế nào để có một đời sống