Răng ê buốt, xỉn màu… là những biểu hiện của một hàm răng yếu. Và một số thói quen hằng ngày đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của “một góc con người”.

Răng yếu do đâu?



1. Chà răng quá mạnh   Bạn đừng nghĩ rằng việc chải răng thật mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Lớp men răng bên ngoài lâu ngày sẽ bị mài mòn và mất đi độ bóng đẹp vốn có. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh có thể gây tổn thương lợi, khiến lợi bị chảy máu, lâu ngày có thể dẫn tới viêm lợi.  

Vì vậy, để bảo vệ men răng và làm răng luôn chắc khỏe, hãy chọn những loại bàn chải có lông mềm và dai để chải răng sạch hơn mà không gây hại cho men răng và lợi. Việc dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng giúp răng sạch hơn cũng là cách giúp bảo vệ răng miệng.

2. Ăn nhiều đồ cứng

Việc ăn nhiều thực phẩm dạng cứng không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên nhân chính làm răng bạn yếu đi. 

Phía trên mặt răng có chứa vô số những rãnh cực nhỏ. Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng sẽ làm giãn nở các rãnh nhỏ đó, khiến chức năng nghiền thức ăn của răng giảm, thậm chí có thể dẫn tới gãy răng.

Những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn lý tưởng trong việc bảo sức khỏe răng miệng.

3. Chỉ nhai 1 bên   Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

4. Biến răng thành dụng cụ “đa năng”

Từ việc nhai thức ăn, tước mía, mở nút chai, cắn chỉ… tất tần tật các việc đều nhờ vào sự giúp đỡ của hàm răng thì việc răng yếu đi theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Răng không phải là dụng cụ đa năng để giúp bạn làm tất cả các việc “không chuyên” đó. Vì thế đừng làm dụng để biến hàm răng thành con dao, cái kéo hay những vật dụng khác.

5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

6. Dùng nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nước đá mùa hè hay các món lẩu nóng hổi cho mùa đông lạnh giá lại là kẻ thù của hàm răng. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm răng ê buốt, khó chịu. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng còn làm phá hủy lớp men răng, khiến hàm răng bị ngả và xỉn màu.

Thu Lan (Dân Trí)


Về Menu

Răng yếu do đâu?

Dương Văn Hội Người bảo vệ kinh Nguy cơ ung thư đối với trẻ thụ tinh giai thoại tùy bút vào thiền cốt quật tự golgul temple mot có ai ở đời mãi đâu mà giận với hoa Phụ nữ mang thai nên vận động 20 Vài Tiếng chim mầu nhiệm đồng hồ sức khỏe và nếp sống nhà Ăn uống thế nào để khỏe mạnh gioi thieu ve niem tin trong phat hoc Tương quan Tăng sĩ Cư sĩ và vấn đề chương ii phật giáo sau thời hai bà Bí quyết giảm nguy cơ đột quỵ lần áp dụng trí tuệ bát nhã trong đời sanh quả báo phải chịu khi nói lời ác và hay lua chon mot ton giao chan chinh cho Mỗi năm Ít ăn ngủ sức khỏe tốt tinh thần chùa lý quốc sư Phap ngu cua Thien Su Hu Van Vận động thể chất tốt cho tim ngu vi tan va nhung dieu cam ky trong viec an quan diem cua phat giao ve van de chuyen gioi hương thiền thoang thoảng thinh không Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước Cao giai thoai ve vi tam giao thien tang phat an dai ngam ve cach dung tu gieo duyen khi noi ve phat chung ta song chu khong don thuan chi la ton tai hoa giai xung dot vo chong qua nhung loi phat day hoa giai nhung rac roi trong quan he gia dinh theo Dây rún mẹ buộc đâu qua nổi định vai trò của gia đình trong việc đạt Thông minh hơn nhờ ngủ trưa vai suy nghi ve khai niem giai thoat sanh tu trong Bến Tre Buffet chay gây quỹ mùa Trung thu van phap sinh diet 忍四 Làm thế nào để có trí nhớ nhạy bén Húy kỵ Hòa thượng khai sơn chùa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa Tưởng niệm Đức Đệ nhị Pháp chủ gui 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座