Hằng năm, cứ đến mùa đông, khi mà cây dâu đã thưa lá, người ta tiến hành "đốn" dâu, tức cắt bỏ các phần thân già để sang xuân cho cây nảy lộc đâm chồi. Với những cây dâu đã nhiều năm, năng suất lá đã giảm thường được đào cả gốc để đâm cành mới. Sau khi đốn dâu, người ta phải tranh thủ chặt ngay lấy rễ và đem rửa sạch đất cát rồi bóc tước lấy vỏ rễ.

	Rễ cây dâu - Vị thuốc chống ho, trừ đờm

Rễ cây dâu - Vị thuốc chống ho, trừ đờm

Cây dâu.
Hằng năm, cứ đến mùa đông, khi mà cây dâu đã thưa lá, người ta tiến hành "đốn" dâu, tức cắt bỏ các phần thân già để sang xuân cho cây nảy lộc đâm chồi. Với những cây dâu đã nhiều năm, năng suất lá đã giảm thường được đào cả gốc để đâm cành mới. Sau khi đốn dâu, người ta phải tranh thủ chặt ngay lấy rễ và đem rửa sạch đất cát rồi bóc tước lấy vỏ rễ.

Nếu để vài ngày, rễ khô lại thì việc bóc vỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tiếp tục cạo lớp bần màu nâu đất bên ngoài để lấy lớp "vỏ lụa" màu trắng bên trong. Cũng vì thế mà vị thuốc có tên là “tang bạch bì” (Cortex Mori radicis), bì là vỏ, còn bạch là trắng.

Chế biến “tang bạch bì”: Lấy tang bạch bì cắt thành từng đoạn 3 - 4cm, tẩm với mật o­ng, cứ 1.000g tang bạch bì dùng 150g mật o­ng. Thêm một ít nước sạch vào mật o­ng, thường tỷ lệ 1:1. Quấy đều rồi đổ vào tang bạch bì, vừa trộn vừa bóp cho mật ngấm đều. Ủ 1 - 4 giờ, sao nhỏ lửa đến khi vị thuốc có màu vàng đậm, sờ không dính tay, có mùi thơm của mật o­ng là được. Sau khi chế như vậy, tang bạch bì rất dễ bị hút ẩm, chảy nước và dễ mốc. Cần bảo quản nơi thông thoáng và thường xuyên chăm sóc. Tốt nhất nên chế lượng đủ dùng cho từng đợt.

Theo YHCT, vị thuốc ngọt, tính bình, không độc; quy kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng. Công năng thanh phế chỉ khái, kiện tỳ, nhuận táo. Tang bạch bì được dùng trong một số trường hợp sau:

- Trị ho ra máu: Tang bạch bì tán bột, ngày uống 10 - 20g với nước cơm. Uống liền 1 - 2 tuần lễ.

- Trị ho do phế nhiệt, viêm phế quản, khó thở, viêm họng có sốt: tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi vị 20g; cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.

- Trị các chứng ho có đờm đặc, khó thở hoặc viêm phổi: tang bạch bì, hoàng liên, hạnh nhân, hoàng cầm, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, ngư tinh thảo, lô căn, đình lịch tử, mỗi vị 20g; liên kiều 16g, ma hoàng 8g, cam thảo 6g, thạch cao 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.

- Trị ho có phù do thận: tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 -3 tuần lễ.

Nguồn: SK và ĐS


Về Menu

Rễ cây dâu Vị thuốc chống ho, trừ đờm

Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ suy nghĩ về thế kỷ mới của người tu 慧 佛學 muon nghĩa Củ hành và những công dụng tuyệt song va chet Nhân 淨行品全文 chùa sơn thủy hòa thượng thích bửu lai 1901 cung ram thang 7 the nao cho dung voi tu tuong cua Từ Linh Sơn đến Yên Tử 觀世音菩薩 Phật giáo xin hay buoc ra khoi vong tron te nhat cua cuoc ngàn năm chưa dễ đã ai quên Gạo lứt muối mè Ăn sao cho khoẻ vòng xoáy của nghiệp lực loi gieo nghiep sat sanh qua bao se ngheo hen ngài đã sống một đời như thế Công dụng trị bệnh của cần tây dung lam dieu gi trai voi luong tam Lễ giỗ Tam Tổ Huyền Quang tại Trúc Hấp thu quá nhiều axit folic sẽ sinh con neu khong kheo se gay nhan khong lanh giáo Viết cho con Chổi chà Thiếu ngủ và hệ lụy hình ảnh người phật tử thuần thành cong duc bo thi Cuốn hút với nấm bào ngư nướng NhẠสวนธรรมพ นท กข chua yen tu Tu Mẹ và xó bếp nhà quê Phòng ngừa viêm khớp vai cổ và tay Thuc tu tinh mua xuan Nhiều lợi ích khi ăn lê thường xuyên Món thich Những cách giúp giảm đau răng hiệu quả 士用果 ôi sat Phat Thich Ca