Hằng năm, cứ đến mùa đông, khi mà cây dâu đã thưa lá, người ta tiến hành "đốn" dâu, tức cắt bỏ các phần thân già để sang xuân cho cây nảy lộc đâm chồi. Với những cây dâu đã nhiều năm, năng suất lá đã giảm thường được đào cả gốc để đâm cành mới. Sau khi đốn dâu, người ta phải tranh thủ chặt ngay lấy rễ và đem rửa sạch đất cát rồi bóc tước lấy vỏ rễ.

	Rễ cây dâu - Vị thuốc chống ho, trừ đờm

Rễ cây dâu - Vị thuốc chống ho, trừ đờm

Cây dâu.
Hằng năm, cứ đến mùa đông, khi mà cây dâu đã thưa lá, người ta tiến hành "đốn" dâu, tức cắt bỏ các phần thân già để sang xuân cho cây nảy lộc đâm chồi. Với những cây dâu đã nhiều năm, năng suất lá đã giảm thường được đào cả gốc để đâm cành mới. Sau khi đốn dâu, người ta phải tranh thủ chặt ngay lấy rễ và đem rửa sạch đất cát rồi bóc tước lấy vỏ rễ.

Nếu để vài ngày, rễ khô lại thì việc bóc vỏ sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tiếp tục cạo lớp bần màu nâu đất bên ngoài để lấy lớp "vỏ lụa" màu trắng bên trong. Cũng vì thế mà vị thuốc có tên là “tang bạch bì” (Cortex Mori radicis), bì là vỏ, còn bạch là trắng.

Chế biến “tang bạch bì”: Lấy tang bạch bì cắt thành từng đoạn 3 - 4cm, tẩm với mật o­ng, cứ 1.000g tang bạch bì dùng 150g mật o­ng. Thêm một ít nước sạch vào mật o­ng, thường tỷ lệ 1:1. Quấy đều rồi đổ vào tang bạch bì, vừa trộn vừa bóp cho mật ngấm đều. Ủ 1 - 4 giờ, sao nhỏ lửa đến khi vị thuốc có màu vàng đậm, sờ không dính tay, có mùi thơm của mật o­ng là được. Sau khi chế như vậy, tang bạch bì rất dễ bị hút ẩm, chảy nước và dễ mốc. Cần bảo quản nơi thông thoáng và thường xuyên chăm sóc. Tốt nhất nên chế lượng đủ dùng cho từng đợt.

Theo YHCT, vị thuốc ngọt, tính bình, không độc; quy kinh: tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng. Công năng thanh phế chỉ khái, kiện tỳ, nhuận táo. Tang bạch bì được dùng trong một số trường hợp sau:

- Trị ho ra máu: Tang bạch bì tán bột, ngày uống 10 - 20g với nước cơm. Uống liền 1 - 2 tuần lễ.

- Trị ho do phế nhiệt, viêm phế quản, khó thở, viêm họng có sốt: tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi vị 20g; cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.

- Trị các chứng ho có đờm đặc, khó thở hoặc viêm phổi: tang bạch bì, hoàng liên, hạnh nhân, hoàng cầm, mỗi thứ 12g; kim ngân hoa, ngư tinh thảo, lô căn, đình lịch tử, mỗi vị 20g; liên kiều 16g, ma hoàng 8g, cam thảo 6g, thạch cao 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.

- Trị ho có phù do thận: tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 -3 tuần lễ.

Nguồn: SK và ĐS


Về Menu

Rễ cây dâu Vị thuốc chống ho, trừ đờm

02 vo thuong Tác động của gene và béo phì đến Ăn gì tốt cho não bộ Vì sao bệnh viêm phổi hay tấn công dung voi vang so sanh nguoi khac Bệnh khoái dùng thuốc hạnh phúc trong sân chùa 俱利伽羅劍用處 ăn chay để không sát sanh và tránh quả khất Vị Thánh của trà Việt mu suong nha Pho hòa thuongj thích tâm hoàn 1924 ảo tín ngưỡng tôn giáo là phải có giá ï¾ å Na vị thuốc hạ khí tiêu đờm the la du roi ÛÔ hoàng Khai bút đêm giao thừa tung kinh cau sieu thi co sieu duoc khong Quả me Thuốc hay ngày hè hà tĩnh vu lan về với chùa bụt mọc 心中有佛 Những sắc thời gian Tiếng chuông khuya Một số loại trái cây không tốt như thử chữa trị bệnh tâm thần bằng lễ húy nhật chư lịch đại tổ sư tổ a friend dinh nghia qua 24 chu cai đỉnh cao kim cổ phiem luan cua nguoi hoc phat ve tu do va hanh tu trong mọi hoàn cảnh 10 chú tiểu đi rồi ca thuong cho nguoi an mon chay gia man phật di lặc Trẻ tự kỷ dễ mắc các bệnh đường Những điều cũ kỹ Đà Nẵng Tưởng niệm húy nhật cố best Có nên nhai trước khi cho trẻ ăn ap dung loi phat day trong van de khung hoang kinh Cách chế biến mứt cà chua táo chín Ăn uống gì tốt cho da chùa hồ sơn gia tài mẹ để lại cho con Lịch sử Đức phật