Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable{mso-style-name:"Table Normal";mso-tstyle-rowband-size:0;mso-tstyle-colband-size:0;mso-style-noshow:yes;mso-style-parent:"";mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;mso-para-margin:0in;mso-para-margin-bottom:.0001pt;mso-pagination:widow-orphan;font-size:10.0pt;font-family:"Times New Roman";mso-ansi-language:#0400;mso-fareast-language:#0400;mso-bidi-language:#0400;} Giác Ngộ - Ngày trước, phố tôi cònnghèo như cái thủa nào vẫn thế. Mang tiếng là phố nhưng dọc ngang là đường đất,lắm bãi hoang và dùng nước giếng.

Rêu trước sân nhà

Giác Ngộ - Ngày trước, phố tôi còn nghèo như cái thủa nào vẫn thế. Mang tiếng là phố nhưng dọc ngang là đường đất, lắm bãi hoang và dùng nước giếng.

Hồi ấy nhà tôi ở trong một xóm nghèo giữa lòng phố, có hơn chục nóc nhà quanh năm lo lụt, chung mọt lối đi đường đất đầy hoa cỏ may, dùng chung nhau một cái giếng nước như bao đời người dân quê vẫn vậy. Lạ một điều là nước giếng lúc nào cũng đầy, và nước xanh mát mắt.

gienglang4.jpg

Rong rêu giếng làng - Ảnh minh họa

Những ngày trời nắng, khi những giếng khác quanh đó đã cạn, giếng nước xóm tôi cũng chỉ hơi vơi đi một chút, rồi những cơn mưa bất chợt lại làm đầy lên. Sân giếng tráng xi-măng. Buổi chiều, những người phụ nữ trong xóm ra gánh nước, giặt đồ, nói cười rộn rã vui như hội vậy. Cái sân hầu như lúc nào cũng ướt, mép sân đầy rêu.

Có hôm, mẹ tôi ra gánh nước, để tránh các cô đang giặt đồ, mẹ phải đi sát mép sân nên trượt ngã sóng soài. Cũng có hôm trời mưa, điện cúp, mẹ mặc áo mưa ra giếng giặt đồ, mắt bị nhoà nước, mẹ lại trượt ngã trên rêu. Dấu trượt làm bong lớp rêu ra một mảng lớn. Nhưng rồi chỉ vài hôm sau, cái khoảng trống ấy lại xanh ngút màu rêu. Nhà tôi ra đến giếng chỉ một đoạn đường đất nhỏ. Nhưng cứ lúc nào trời mưa là ba không cho tôi ra giếng…

Một buổi sáng trời nắng tươi tôi theo mẹ ra giặt đồ bên sân giếng. Đám rêu dưới chân ướt mềm, mát lạnh khiến cậu bé thích nghịch ngợm như tôi trượt chân ngã oạch, trán sưng vêu, áo quần bê bết. Ba nhìn thấy, xót ruột, ba mắng luôn cả mẹ: “Sao em lại không ngó con để cho nó ngã? Lần sau không cho ra giếng nữa!”. Rồi ba xoa dầu cho tôi trong khi tôi mếu máo cười mà nước mắt chảy dài vì đau…

Lâu không về thăm xóm giếng, xóm tôi khá dần lên thành phố. Đường nhựa phẳng lì thay cho đường đất thủa trước. Nước máy đã về đến từng nhà, không ai còn dùng nước giếng. Thi thoảng nước máy bị cắt, có người ra giếng múc dăm ba gàu nước vào dùng rồi thôi. Những buổi ra giếng tắm của lũ trẻ con thưa dần rồi mất hẳn theo mỗi tuổi lớn. Cứ thế xa giếng dần dần.

Sân giếng bây giờ không còn ai giặt đồ. Rêu chết, bong từng mảng phơi mình khô cong dưới nắng. Dăm bữa, thả gàu xuống giếng, không còn thấy những cọng sẫm xanh lẫn vào trong nước…

Hai bên con đường đất vào xóm giếng của tôi ngày trước dầy những cỏ may. Và chẳng hiểu vì sao tôi yêu loài bé dại ấy từ những ngày còn thơ ấu. Những chiều cả gió, trẻ con trong xóm theo nhau ra đường chơi thả diều, đá bóng, bắn bi… Tôi cũng theo trong đám trẻ. Đi đi, lại lại giữa đám cỏ cho đến khi những bông kim nhỏ xinh ấy bám đầy quần áo, tôi lại lặng lẽ gỡ chúng ra.

Cũng có hôm, tôi rủ được vài đứa trẻ chơi cùng tôi. Thi nhau đi vòng vòng cho cỏ may bám thật nhiều. Rồi lại thi nhau ngồi gỡ xem đứa nào gỡ được nhanh hơn. Trò chơi không phần thưởng cho người thắng cuộc. Chỉ tiếng cười trong trẻo vút vào tầng xanh. Chỉ vẻ mặt căng thẳng, bặm môi và tiếng thở dài ngộ nghĩnh của đứa trẻ thua cuộc. Chỉ tuổi thơ tôi được thêm bè bạn.

Thú vui trẻ con ấy cũng thường khiến mẹ càu nhàu mỗi lần giặt quần áo cho tôi: “Đi đứng không để ý để tứ gì, cho cỏ may dính đầy!”. Tôi rinh rích cười. Rồi vẫn cứ loay hoay với cỏ may những chiều cả gió…

Giờ xóm giếng của tôi đã chuyển mình thành phố. Con đuờng đất trống ngày xưa hai bên đã thành những công trình lớn, to và đẹp chẳng còn chỗ cho những bông cỏ may bé dại. Lũ trẻ ngày xưa cũng đã bon chen vào cuộc sống. Đứa có chồng, đứa lấy vợ. Có đứa ở lại xóm. Có đứa lập nghiệp phương xa. Phần tôi nặng nợ đất này, đi nhiều rồi cũng quay về.

Chiều cả gió, rong ruổi những con đường, lại nhớ miên man những bông cỏ may bên con đường đất có nước giếng trong ngày bé. Chiều nay mưa, ngồi trong nhà buồn buồn, nghĩ thế nào tôi lại bước thẳng ra sân.

Tôi đi chầm chậm, lẩn thẩn đếm từng giọt mưa rơi thấm vào da thịt. Tôi chợt nghe đau đau ở dưới chân, nước mắt không dưng mà chảy. Bất giác tôi nhìn ra giếng, một đám rêu xinh vẫn đang cố bám lấy những giọt mưa. Bên cạnh đó, một cây cỏ may nhỏ nhoi như đang hân hoan đón lấy những giọt mưa. Tôi chạy ào đến cười và hét to: “Vẫn còn một đám rêu!”…

Bùi Hữu Cường


Về Menu

Rêu trước sân nhà

mon qua y nghia nhattrong mua le åº 陧盤 món quà ý nghĩa nhấttrong mùa lễ nghi lễ mở nhưng đừng đánh mất 福生市永代供養 Quen mà lạ Chè đậu xanh viên rau câu 弥陀寺巷 nghi le cua dao phat å nghi le mo nhung dung danh mat y nghia truyen ngày tình yêu valentine s day nhìn từ 曹村村 vài điểm tương đồng và khác biệt Long An Lễ Đại tường cố Hòa thượng nghia kinh ua le 饿鬼 描写 お仏壇 お供え nghĩa kinh ứa lệ 饒益眾生 Ly chè đậu ngự dâng cúng Phật những điều cần biết về lễ cúng giao nhung dieu can biet ve le cung giao thua va le 佛教書籍 nhận ra lẽ vô thường từ những ca nhan ra le vo thuong tu nhung ca truc Lễ tưởng niệm Trưởng lão Giác Chánh Lễ tưởng niệm húy nhật cố Đại lão Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Sắc Lễ tưởng niệm húy nhật Đức Đệ giáo dục thiếu nhi từng độ tuổi theo 世界悉檀 Lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích 仏壇 拝む 言い方 市町村別寺院数 Lễ tưởng niệm Ni trưởng Bạch Liên lễ phật và cúng phật như thế nào cho nguoi da chet an cai gi sực nhớ quê hương là cực lạc 五観の偈 曹洞宗 供灯的功德 thờ phật 10 mon chay vua ngon mieng vua dep mat se thay doi cảm trên nền nhạc contemplation Những dấu hiệu cho biết cơ thể thiếu thiên Nhớ món sắn xào chay Mùa lạnh đừng chủ quan khi da ngứa