Tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16 8, đa số các ý kiến thống nhất việc tu bổ Chùa Cầu theo phương án hạ giải tháo dỡ toàn bộ Hội thảo thu hút sự tham gia của 120 chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước
Sẽ tháo dỡ toàn bộ chùa Cầu Hội An

Tại hội thảo quốc tế về trùng tu Chùa Cầu do UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 16/8, đa số các ý kiến thống nhất việc tu bổ Chùa Cầu theo phương án hạ giải (tháo dỡ) toàn bộ. Hội thảo thu hút sự tham gia của 120 chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước. Chùa Cầu Hội An đang chịu nhiều áp lực, xuống cấp cần được tu bổ.
Di tích hơn 400 năm kêu cứu

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Thanh cho biết, Chùa Cầu được công nhận di tích cấp quốc gia năm 1990, là biểu tượng của khu phố cổ Hội An, mang các đặc trưng kiến trúc của Hội An thế kỷ XVIII - XIX.

Đến nay, Chùa Cầu đã trải qua 7 đợt tu bổ lớn, nhưng hiện di tích này đang xuống cấp trầm trọng. Hằng ngày, Chùa Cầu phải đón tiếp trung bình 4.000 lượt khách. Dưới cầu là sự chuyển biến của dòng chảy Khe Ồ Ồ và môi trường ẩm ướt của sông nước. Những tác động này khiến các mố, trụ cầu bị nứt, nhiều cột, kèo có dấu hiệu mục rỗng, hư hỏng… Ngoài ra, Chùa Cầu cũng nằm ngay ở vùng rốn lũ của Hội An, thêm nguy cơ mất an toàn.

Kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng của PGS.TS Nguyễn Xuân Toản và ThS Nguyễn Duy Thảo (ĐH Đà Nẵng) cho thấy, kết cấu khung bao gồm hệ cột, giằng và vì kèo cơ bản còn đủ khả năng chịu được trọng tải của thân cầu trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, nhiều bộ phận kết cấu bị rạn nứt, bị mục cần gia cố, thay thế. Đặc biệt, một số đầu và cuối các bộ phận kết cấu hoặc đầu cột và chân cột bị nứt và mục.

Các mối nối, liên kết bị cong vênh, nhả mộng và không đảm bảo chắc chắn. Kết cấu dầm đỡ và sàn đỡ đáy xuất hiện một số vùng không đủ khả năng làm việc an toàn trong điều kiện bất lợi và có dấu hiệu nguy hiểm. Một số kết cấu dầm thép được thay thế đã bị gỉ và đứt gãy… Lo Chùa Cầu… “1 tuổi”

Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An cho rằng, đã là di tích thì không thể cứ “trai tráng” mãi. Tuy nhiên, tháo dỡ phần hạ tầng không đáng lo bằng phần mái. Bởi nếu tháo dỡ mái Chùa Cầu để làm lại thì Chùa Cầu không còn là chính nó nữa. “Chùa Cầu rất dễ biến thành di tích... 1 tuổi”, ông nói.

Tuy nhiên, GS. TSKH Vu Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, cho rằng cần trùng tu theo quan điểm đồng bộ, toàn diện, nhất là kiến trúc. Nên tháo dỡ toàn bộ, làm hồ sơ chi tiết, gia cố, phục chế những bộ phận hư hỏng nặng rồi dựng lại. Không nên kéo dài tình trạng hư đâu sửa đấy khiến di tích dần biến dạng và mất hẳn tính nguyên gốc.

KTS Lê Thành Vinh (Viện Bảo tồn di tích), dẫn ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình trùng tu trước bao gồm xử lý các vấn đề kỹ thuật, tu bổ, đặc biệt là công tác tư liệu hóa. Lần trùng tu mới nhất cách đây 30 năm cơ bản đảm bảo được các yếu tố đó, tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với việc trùng tu Chùa Cầu hiện nay là không đơn giản.

Theo PGS. TS Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, việc thăm dò dư luận, khảo sát ý kiến của cộng đồng là rất quan trọng. Phương án hạ giải toàn phần là hợp lý. Nếu không giải quyết triệt để thì không tạo ra kết cấu bền vững của vật chất, từ đó không giữ được giá trị phi vật thể lâu dài. Ông Bài cũng lưu ý vấn đề quản lý du khách để giảm tải trọng đối với di sản Chùa Cầu.

Kết luận hội thảo, ông Lê Văn Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam đồng tình với quan điểm hạ giải toàn bộ Chùa Cầu. Theo đó, việc trùng tu cần sớm tiến hành, giải quyết triệt để các vấn đề về kết cấu, đảm bảo tính ổn định, lâu dài của di tích, gia cố vững chắc phần móng, trùng tu tổng thể triệt để trên cơ sở các nguyên tắc bảo tồn đi cùng cách tiếp cận toàn diện và đảm bảo tính chân xác. Đây là dự án đặc biệt nên sẽ phải kêu gọi sự chung sức của các chuyên gia đầu ngành và tư vấn quốc tế.

Hoài Văn - Nguồn Tienphong.vn

Về Menu

sẽ tháo dỡ toàn bộ chùa cầu hội an se thao do toan bo chua cau hoi an tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Ngủ quá ít hay quá nhiều đều không 泰卦 Ăn uống thế nào để ngăn ngừa tiểu đi cũng là về đạt di cung la ve các gao thet 四十二章經全文 chuyện hi hữu bao borobudur Nha ha ng chay Thiê n Duyên không ngư ng 人间佛教 秽土成佛 trai nghiem khong gian tho cung bang chat lieu gom viec trải nghiệm không gian thờ cúng bằng ç æŒ 二哥丰功效 ท มาของพระมหาจ 祈祷カードの書き方 NhÒ tịnh xá ngọc tâm 历世达赖喇嘛 Mùa mận 7 kiểu quý nhân đừng bao giờ để mất Macchabée mãi tri ân người 妙善法师能入定 sự lo lắng của cha mẹ cũng lây 东宝法王 真实存在 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 æ å µæ æ Ž Giỗ cách dạy con qua bức thư của một 插入法人份热饭擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦擦 tu tanh di da 7 tiep theo 修行人一定要有信愿行吗 tự tánh di đà 7 tiếp theo ç æŒ Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ Kỳ song tu 佛经说人类是怎么来的 tien si my chi ra 7 loi ich khi thien va yoga moi tiến sĩ mỹ chỉ ra 7 lợi ích khi thiền can lam gi khi nguoi dang hap hoi va vua moi qua 弘忍 nha lanh dao ton giao the gioi thich nguyen tang cuộc đời thánh tăng ananda phần 7 cuoc doi thanh tang ananda phan 7 Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa